17/12/2024 10:54 GMT+7

Bác sĩ chỉ rõ 7 bệnh răng miệng thường gặp nhất, phòng ngừa ra sao?

Bệnh về răng miệng xảy ra dù nặng hay nhẹ cũng ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của người bệnh. Các bệnh về răng miệng phổ biến dễ mắc phải thường là sâu răng, viêm tủy răng, viêm lợi...

Bác sĩ chỉ rõ 7 bệnh răng miệng thường gặp nhất, phòng ngừa ra sao? - Ảnh 1.

Chăm sóc răng từ sớm để góp phần bảo đảm sức khỏe - Ảnh: INQUIRER

Bác sĩ Chu Thị Thu Phương, khoa răng - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết sức khỏe răng miệng có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe cả cơ thể. Vì vậy chăm sóc răng miệng vô cùng cần thiết. Các bệnh răng miệng thường gặp dễ mắc phải như:

Sâu răng

Đây là bệnh răng miệng phổ biến thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Nguyên nhân chính dẫn đến sâu răng do việc vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Các mảng vụn do thức ăn còn sót lại trên răng, lâu dần hình thành các mảng bám và tăng sinh ra một số vi khuẩn tiết ra axit làm xói mòn men răng gây sâu răng. Nếu không được loại bỏ kịp thời, tình trạng sâu răng sẽ tiến triển.

Khi bị sâu răng nên đi khám bác sĩ nha khoa, các phương pháp điều trị như: hàn răng, điều trị tủy, bọc răng, nhổ răng…

Viêm tủy răng

Sâu răng không được điều trị sớm là nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng. Lỗ răng sâu lan ngày càng rộng và sâu xuống buồng tủy gây viêm tủy và đau nhức.

Ngoài ra bệnh viêm tủy răng còn do một số nguyên nhân khác như do hóa chất, vỡ hay mẻ răng, do chấn thương, thay đổi áp suất môi trường làm đứt mạch máu nuôi tủy răng, mòn răng quá nhiều, hay do viêm quanh răng…

Để điều trị viêm tủy cần đến nha khoa, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang kiểm tra chi tiết, sau đó làm sạch chiều dài ống tủy, hàn kín ống tủy…

Viêm lợi

Viêm lợi gây kích ứng, đỏ, sưng phần nướu xung quanh chân răng. Thức ăn vụn nhét vào những kẽ nhỏ giữa răng và lợi gây nhiễm trùng. 

Khi vi khuẩn tích tụ quá nhiều trên răng tạo thành cao răng, hình thành các túi mủ dưới nướu. Khi đó tình trạng viêm lợi trở nên trầm trọng. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm nha chu và mất răng vĩnh viễn.

Có nhiều nguyên nhân gây viêm lợi như: nhiễm khuẩn, nghiện rượu, thuốc lá, ăn nhiều đồ cay, ngọt, bệnh tiểu đường,…

Răng ê buốt, nhạy cảm

Nguyên nhân do men răng bị tổn thương vì những yếu tố: sâu răng, mòn men răng, bệnh nướu răng, gãy răng hoặc lộ chân răng. Khi có răng nhạy cảm, bạn cần đến bác sĩ nha khoa để khám và được điều trị đúng cách.

Bác sĩ chỉ rõ 7 bệnh răng miệng thường gặp nhất, phòng ngừa ra sao? - Ảnh 2.

Khám răng định kỳ để phát hiện sớm bệnh răng miệng

Răng bị xỉn màu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến răng xỉn màu, đổi màu:

Thói quen hằng ngày: người thường xuyên hút thuốc, uống cà phê, nước ngọt, rượu vang,.. dễ khiến răng ố vàng;

Bệnh ở răng: sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, chết tủy là những yếu tố tác động làm ngả màu răng;

Vấn đề tuổi tác: tuổi tác ngày càng cao thì lớp ngoài của men răng bị mòn đi, lộ ra màu vàng tự nhiên của ngà răng làm răng đổi màu.

Để điều trị tình trạng xỉn màu răng cần loại bỏ được những mảng bám trên răng, tẩy trắng răng,…

Mất răng

Đây là một trong những bệnh nguy hiểm về răng. Người bệnh có thể bị mất một hay nhiều răng, thậm chí cả hàm răng ở người cao tuổi. Mất răng khiến cho việc ăn nhai trở nên khó khăn, răng bị sai lệch khớp cắn gây mất thẩm mỹ, tiêu xương,…

Các phương pháp được áp dụng hiện nay để thay thế răng mới và tránh tình trạng mất răng quá lâu: làm răng giả tháo lắp linh hoạt hoặc cố định ngay trên khuôn hàm để thay thế, rồng răng sứ, cấy ghép implant.

Nứt gãy răng

Răng có thể bị vỡ nứt một cách đột ngột gây đau đớn hoặc kẽ nứt không có triệu chứng và nặng dần theo thời gian. Khi răng bị nứt gãy mọi hoạt động ăn nhai sẽ gây cảm giác ê buốt.

Bệnh có thể được nhận biết bằng mắt thường và chẩn đoán chính xác thông qua chụp X-quang. Để điều trị tình trạng này, cần đến gặp bác sĩ nha khoa, bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ, chữa tủy hoặc thậm chí là thay răng mới nếu nứt gãy sâu ở chân răng.

Phòng ngừa các bệnh về răng miệng thế nào?

Cần chuẩn bị những kiến thức cơ bản trong chăm sóc và vệ sinh răng miệng để phòng tránh: hạn chế ăn những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, tránh cắn trực tiếp các đồ vật cứng bằng răng; kiểm soát những thói quen xấu tác động đến răng miệng như: hút thuốc lá, uống nhiều nước ngọt, cà phê…;

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày như đánh răng bằng bàn chải, dùng máy tăm nước thay thế cho tăm cứng thông thường, dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám, súc miệng bằng dung dịch vệ sinh chuyên biệt dành cho răng miệng;

Thăm khám răng đều đặn để sớm phát hiện những bất thường của răng để xử lý kịp thời.

Bác sĩ chỉ rõ 7 bệnh răng miệng thường gặp nhất, phòng ngừa ra sao? - Ảnh 3.Vi phẫu tạo hình lại hàm mặt cho cậu bé 11 tuổi bị pháo nổ làm mất môi, lồi răng ra ngoài miệng

Cậu bé đến khám tại Bệnh viện E trong tình trạng vùng hàm mặt bị biến dạng, mất môi trên và môi dưới, răng lệch và nhiều răng lồi ra ngoài sau tai nạn pháo nổ trúng mặt năm 2022.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp