* Dự thảo Luật phòng tránh thiên tai giống “luật kể việc”
“Theo quy định của Luật điện lực, điều tiết điện lực là hoạt động quản lý nhà nước, theo đó hoạt động này phải được ngân sách nhà nước đảm bảo” - ông Phan Xuân Dũng, chủ nhiệm ủy ban, nói. Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng tình với quan điểm này.
Không đồng tình với quy định lập quỹ phòng chống thiên tai từ sự đóng góp của người dân, ông Phùng Quốc Hiển nói: “Đại biểu Quốc hội bức xúc lắm, người ta nói các anh Ủy ban Tài chính - ngân sách gác cổng cho Quốc hội sao để ra luật nào cũng hình thành một cái quỹ, dân phải đóng nhiều loại quỹ lắm rồi”. |
Tuy vậy, vẫn tha thiết đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với quy định thu phí điều tiết hoạt động điện lực, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng giải thích: “Hiện nay ngoài chức năng quản lý nhà nước, Cục Điều tiết điện lực triển khai rất nhiều hoạt động dịch vụ công và trong tương lai thì cục này sẽ tách ra để hoạt động độc lập, không thuộc Bộ Công thương nữa. Các nước cũng đều thu phí điều tiết điện lực để phục vụ hoạt động của cơ quan điều tiết. Phí này sẽ thu từ các đơn vị tham gia thị trường điện lực (cụ thể là thu từ các nhà máy điện dựa trên sản lượng các nhà máy tham gia thị trường)”.
Ông Vượng cho rằng việc cho phép thu phí này sẽ giúp cơ quan điều tiết hoạt động độc lập, không chịu sự chi phối bởi các hành vi hành chính khác.
Sáng cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã thay mặt Chính phủ trình lần đầu dự án Luật phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên, chất lượng dự thảo luật này chưa thuyết phục được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. “Trước đây chúng ta có luật ống, luật khung, bây giờ đọc dự thảo luật này tôi thấy thêm có một loại luật nữa là luật kể việc. Đọc dự thảo chỉ thấy kể những việc này, việc kia ra mà không thấy đề cập đến trách nhiệm, chế tài ra sao nếu không thực hiện được những việc ấy” - ông Phùng Quốc Hiển nhận xét.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - an ninh Nguyễn Kim Khoa cũng đồng tình và đề nghị cơ quan soạn thảo phải quy định cụ thể trách nhiệm, chế tài trong luật. “Trước đây dự báo không chính xác cơn bão Chanchu thì chỉ thấy báo chí phê phán, sau đó đại biểu Quốc hội chất vấn, nhưng không thấy ai bị xử lý trách nhiệm. Tôi giả sử trong trường hợp lãnh đạo thiếu kiên quyết, không kịp thời sơ tán dân, để thiên tai, bão lũ gây ra thiệt hại về tài sản và tính mạng dân thì phải bị xử lý” - ông Khoa nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận