thời trẻ - Ảnh tư liệu gia đình
Đây là khởi đầu của chương trình sử dụng tác phẩm của Bà Tùng Long, do NXB Trẻ ký hợp đồng với đại diện gia đình tác giả.
Mười tác phẩm ra mắt đợt này được họa sĩ trình bày bìa mới theo phong cách gần gũi với nội dung truyện - gợi lại hình dáng người phụ nữ Việt Nam cách nay 4-5 thập niên, gồm bảy tác phẩm tái bản: Bóng người xưa, Người xưa đã về, Một lần lầm lỡ, Duyên tình lạc bến, Đời con gái, Đường tơ đứt nối, Con đường một chiều; và ba tác phẩm in sách lần đầu: Bên hồ thanh thủy, Một vụ án tình, Những ai gieo gió.
Nay nhờ vào mạng xã hội nên nhiều người nhảy lên bình thiên hạ luôn mà quên mình đã tu thân tề gia được hay chưa.
Nhà văn ĐOÀN THẠCH BIỀN
Mười quyển sách vừa được ấn hành đúng ngày 1-8 kỷ niệm sinh nhật lần thứ 104 của Bà Tùng Long - Ảnh: L.Điền
Buổi ra mắt sách sáng 31-7 như một dịp gặp gỡ giữa gia đình nhà văn Nguyễn Đông Thức - con trai Bà Tùng Long, và các bạn văn.
Câu chuyện một người mẹ tảo tần chỉ bằng ngòi bút viết văn đã cáng đáng nuôi cả gia đình một chục miệng ăn được nhắc lại qua hồi ức của chính ông Nguyễn Đông Thức. "Tôi thường nằm ngủ dưới chân mẹ, và hằng đêm tiếng ngòi bút chạy trên trang giấy mẹ viết nghe rào rào riết thành một âm thanh quen thuộc" - ông nhớ lại.
Nhà văn Nguyễn Đông Thức đang kể lại câu chuyện sáng tác của người mẹ - Bà Tùng Long - Ảnh: L.Điền
Những người có mặt hôm nay cũng góp một cái nhìn trở lại đối với nội dung văn chương của Bà Tùng Long. Mặc dù theo Tây học nhưng thấm nhuần triết lý Khổng giáo từ gia đình và từ chồng, Bà Tùng Long chuyển tải vào tác phẩm những nội dung lành mạnh.
"Nhất là khi đứng mục Gỡ rối tơ lòng định kỳ trên báo, các thư từ gửi về cho người giữ mục chính là chất liệu để mẹ tôi viết thành tiểu thuyết. Đã có người đến nhà tôi tự nhận rằng nếu không nhờ lời khuyên của Bà Tùng Long trên báo thì con đã không có mặt trên đời. Hóa ra đó là đoạn kết của lời khuyên từ Bà Tùng Long cho một độc giả hỏi ý kiến có nên phá thai không khi cô bị phụ tình" - ông Đông Thức kể lại.
Trong mạch cảm xúc đó, nhà văn Đoàn Thạch Biền lưu ý rằng chính ý thức Khổng giáo trong các tác phẩm của Bà Tùng Long thời đó đã đem lại cho công chúng lời khuyên bổ ích về lập thân lập nghiệp: phải bắt đầu bằng tu thân, tề gia, rồi mới tính chuyện trị quốc, bình thiên hạ. "Nay nhờ vào mạng xã hội nên nhiều người nhảy lên bình thiên hạ luôn mà quên mình đã tu thân tề gia được hay chưa" - nhà văn Đoàn Thạch Biền ví von.
Nhà thơ nhà báo Lê Minh Quốc phát biểu đánh giá cao vị trí của Bà Tùng Long trong dòng văn học miền Nam - Ảnh: L.Điền
Nhà thơ Lê Minh Quốc cho rằng những câu chuyện tình yêu gia đình sẽ không bao giờ cũ. Còn nhà văn, nhà báo Lê Văn Nghĩa cho rằng những đề tài trong tiểu thuyết của Bà Tùng Long hiện nay vẫn còn có giá trị cho người đọc.
"Vì con người ngày nay cũng chạy theo đồng tiền, có khi còn nhiều hơn hồi trước nữa, cũng có trường hợp đạo đức xuống cấp, và những uẩn khúc trong tình yêu, éo le trong đời sống gia đình... là những câu chuyện không bao giờ lạc hậu".
Hơn 400 truyện ngắn và 68 tiểu thuyết
"Có ngày mẹ tôi viết 5 bài cho 5 kỳ feuilleton trên 5 tờ báo khác nhau" - nhà văn Nguyễn Đông Thức nói. Đến khi gác bút, Bà Tùng Long đã viết hơn 400 truyện ngắn và 68 quyển tiểu thuyết, một sự nghiệp "trước tác đẳng thân" vốn không dễ đạt được đối với văn giới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận