06/05/2020 10:45 GMT+7

Ba nhóm nhà trái phép được 'hợp thức hóa'

DƯƠNG NGỌC HÀ
DƯƠNG NGỌC HÀ

TTO - Các công trình xây dựng không phép, sai phép nhưng phù hợp quy hoạch, không tranh chấp, đất có giấy chủ quyền… sẽ được xét tồn tại, cấp phép xây dựng.

Ba nhóm nhà trái phép được hợp thức hóa - Ảnh 1.

Một công trình vi phạm trong xây dựng đang chờ xử lý tại quận Thủ Đức - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đó là nội dung Sở Xây dựng TP.HCM đã ban hành trong văn bản hướng dẫn các tiêu chí phân loại công trình trái phép dựa trên các quy định của pháp luật, nhằm giải quyết dứt điểm các công trình trái phép. 

Đây cũng là hướng mở cho nhiều chủ nhà xây trái phép bị "kẹt" vì phần nhà sai phép, không phép chưa bị tháo dỡ nên không được cho tồn tại, không làm được chứng nhận sở hữu nhà.

Đúng quy hoạch là điều kiện quyết định

Căn nhà của ông Mạnh Hùng ở Q.Gò Vấp (TP.HCM) xây năm 2013, giấy phép xây dựng gồm một trệt hai lầu và sân thượng. Khi nhà đang xây, ông Hùng thấy sân thượng nắng quá nên kêu thợ xây thêm một phòng khoảng 20m2 vừa làm mái che cho cầu thang lên sân thượng, vừa làm phòng để dụng cụ trồng hoa, làm vườn.

Khi làm thủ tục hoàn công để đăng ký quyền sở hữu nhà thì bị cơ quan chức năng chuyển qua thanh tra Sở Xây dựng để xử lý vì tăng thêm phòng trên sân thượng. Thời điểm này, ông Hùng được tư vấn hai cách xử lý: hoặc tháo dỡ phần sai phép, hoặc đóng 40% giá trị phần xây dựng sai phép trên sân thượng để được tồn tại theo quy định.

Ông Hùng chọn phương án giữ lại nhưng giá trị phần xây dựng sai phép là bao nhiêu không cơ quan nào tính toán được cho ông, nên hồ sơ xin cấp quyền sở hữu nhà của ông "bí" từ đó. Từ năm 2013 đến nay, mỗi lần đem giấy chủ quyền nhà đi thế chấp ở ngân hàng, ông Hùng đành phải đem giấy chủ quyền nhà cũ cộng với giấy phép xây dựng mới. Đi đến đâu, ông Hùng cũng phải trình bày lý do vì sao căn nhà mới xây chưa được cập nhật trên giấy chứng nhận.

Ông Hùng mong đợt này các cơ quan chức năng xử lý dứt điểm. Nếu phải đóng tiền thì tính toán cho ông biết phải đóng bao nhiêu? Còn nếu như được miễn đóng thì cơ quan chức năng cũng có quyết định xử lý để ông làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu nhà.

Một cán bộ thanh tra xây dựng cho rằng đối với cả ba nhóm công trình vi phạm theo phân loại của Sở Xây dựng, tiêu chí đầu tiên của công trình vi phạm là phải phù hợp với quy hoạch xây dựng. Những công trình thỏa điều kiện này mới xem xét tới những điều kiện khác.

Những công trình nào được tồn tại?

Dựa vào những hướng dẫn của Bộ Xây dựng cũng như quy định của pháp luật hiện hành, Sở Xây dựng TP.HCM đã đưa ra ba nhóm công trình sai phép được tồn tại. Cụ thể, nhóm thứ nhất là những công trình xây dựng sai giấy phép sửa chữa, cải tạo, sai giấy phép xây dựng, xây dựng không phép, sai thiết kế hoặc quy hoạch được duyệt theo nghị định 121 năm 2013. Hành vi vi phạm xây dựng đã kết thúc trước ngày 15-1-2018 (ngày nghị định 139 năm 2013 có hiệu lực).

Để các công trình trên được tồn tại cần phải đáp ứng các điều kiện như: vi phạm từ ngày 4-1-2008 đến 15-1-2018, đã được phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính, có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, có quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả. Công trình không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng đến công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất hợp pháp, phù hợp với quy hoạch.

Ngoài ra, chủ đầu tư công trình phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với nhà ở riêng lẻ. Riêng đối với công trình là dự án đầu tư, chủ đầu tư phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế... Sau khi nộp phạt đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng, hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng cho công trình đó.

Nhóm thứ hai là những công trình xây dựng không phép, sai phép, sai thiết kế, quy hoạch (theo nghị định 180 năm 2007) xảy ra từ ngày 4-1-2008 đến

15-1-2018, phát hiện sau ngày 15-1-2018. Những công trình này không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng các công trình lân cận, không tranh chấp, đất có quyền sử dụng hợp pháp và phù hợp quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt...

Cuối cùng là nhóm những công trình xây dựng không phép, sai phép sau ngày 15-1-2018. Những công trình này hiện vẫn còn tồn tại, không vi phạm chỉ giới xây dựng, không ảnh hưởng đến các công trình lân cận, không tranh chấp, đất có quyền sử dụng hợp pháp, phù hợp quy hoạch, đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng đã cấp.

Các công trình trên sẽ được các cơ quan liên quan xử lý theo hướng cấp giấy phép xây dựng mới cho chủ nhà hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng cho phù hợp với hiện trạng công trình trước khi được hoàn công, cấp giấy chủ quyền cho công trình. 

"Theo những tiêu chí phân nhóm trên thì những trường hợp xây dựng tại đất nông nghiệp hay lấn chiếm, đất hành lang kênh rạch... đều không được xem xét để điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng. Việc xây dựng sai mẫu nhà trong các dự án đã có quy hoạch 1/500 vi phạm điều kiện đầu tiên về quy hoạch nên cũng không thuộc trường hợp được xem xét trong ba nhóm công trình trên... Những trường hợp này phải bị xử lý tháo dỡ", vị cán bộ thanh tra Sở Xây dựng nói thêm.

Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, những công trình vi phạm xây dựng trước ngày 1-5-2009 được tồn tại khi không lấn chiếm không gian, đất đai, không lấn chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng. Và cũng theo thông tư 07 của Bộ Xây dựng thì một số trường hợp phát sinh mái che cầu thang, tầng lửng, tầng kỹ thuật… cũng không bị xem là xây dựng sai phép nên sẽ được xử lý cho tồn tại.

Đừng xử phạt rồi lại hợp thức hóa vi phạm xây dựng Đừng xử phạt rồi lại hợp thức hóa vi phạm xây dựng

TTO - TP.HCM có gần 6.830 công trình vi phạm xây dựng, tình trạng này có dấu hiệu ngày càng tăng. Chính quyền quản chặt đến đâu, buông lỏng đến đâu khi vẫn còn tồn tại nhiều sai phạm nghiêm trọng?

DƯƠNG NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp