Ba nhà khoa học với mong muốn tạo ra giá trị mới cho cộng đồng

P.Q
P.Q

Trong hành trình 5 năm của giải thưởng Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Phenikaa vinh dự có được ba nhà khoa học nhận giải thưởng cao quý này cùng hội tụ đóng góp phát triển trường.

Ba nhà khoa học với mong muốn tạo ra giá trị mới cho cộng đồng - Ảnh 1.

GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu

GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu: Làm khoa học bằng nội lực Việt

GS.TS. Nguyễn Văn Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa là "chủ nhân" giải thưởng Tạ Quang Bửu 2016 ở hạng mục nhà khoa học có công trình xuất sắc với đề tài nghiên cứu "Thiết kế chế tạo cấu nano rẽ nhánh SnO2/ZnO nhằm tăng cường tính chất nhạy khí với hơi cồn".

Nhà khoa học sinh năm 1972 còn được biết đến là giáo sư trẻ nhất ngành Vật lý Việt Nam năm 2015. 

Tính tới tháng 9-2019, GS. Hiếu đã công bố 130 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI với tổng số trích dẫn hơn 3.600 lần, chỉ số H-index 36 (Google Scholar) và lọt vào Top hơn 100.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới.

"Quan điểm của tôi khi làm bài báo khoa học phải hoàn toàn bằng nội lực Việt, 100% đứng tên các nhà nghiên cứu Việt Nam. 

Để có được một công bố khoa học chất lượng thực sự bằng nội lực, trước tiên các trường phải thu hút được nhiều nhà khoa học xuất sắc, phải có tiềm lực về tài chính để có thể đầu tư cho nghiên cứu cũng như tạo môi trường và cơ chế để giữ chân được người tài", GS Hiếu chia sẻ.

Theo GS. Hiếu, trong một trường đại học, hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) và đào tạo phải luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, nghiên cứu mang lại uy tín và danh tiếng, còn đào tạo là sự sống của trường đại học.

GS Nguyễn Văn Hiếu còn là Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh của Trường Đại học Phenikaa "Phát triển và ứng dụng cảm biến nano".

PGS.TS. Phùng Văn Đồng: Đích hướng đến là những nghiên cứu chất lượng cao

Thuộc thế hệ 8X, PGS.TS. Phùng Văn Đồng, Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh "Vật lý năng lượng cao và Vũ trụ học" được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2016 dành cho nhà khoa học trẻ với công trình nghiên cứu góp phần vào việc giải thích cấu tạo vật chất và năng lượng của vũ trụ.

Công trình đã phát triển và hiệu chỉnh mô hình chuẩn 3-3-1 đã có thành mô hình 3-3-1-1 của vật chất tối trong vũ trụ thông qua sử dụng các tính chất đối xứng. 

Anh đã công bố 46 công trình khoa học trên các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI (trong đó số công bố Q1 là 38) với trích dẫn khoảng 1300 lần và chỉ số H-index 22, chủ nhiệm 4 đề tài khoa học cấp quốc gia.

Ba nhà khoa học với mong muốn tạo ra giá trị mới cho cộng đồng - Ảnh 2.

PGS.TS. Phùng Văn Đồng (bên phải) nhận quyết định công nhận nhóm nghiên cứu mạnh của Trường Đại học Phenikaa

Bằng tình yêu "mãnh liệt" dành cho NCKH và cái đích hướng đến là những nghiên cứu chất lượng cao, anh chia sẻ: "Sau 10 tháng làm việc tại trường, nhóm chúng tôi đã thu được 5 công trình chất lượng, công bố ở các tạp chí bậc nhất chuyên ngành, đánh dấu một sự phát triển mới của lĩnh vực vật lý hiện đại tại Việt Nam".

Theo PGS Đồng, một người làm khoa học nghiêm túc đôi khi phải bỏ cả năm trời để theo đuổi một vấn đề và luôn sẵn sàng để người khác phản biện. Tuy nhiên, khi bạn sẵn sàng đối mặt với mọi điều khó khăn, bình tĩnh xử lý một cách nghiêm túc và cầu thị, chắc chắn bạn sẽ tiến xa.

TS. Đỗ Quốc Tuấn: Khởi nghiệp công nghệ cao phải có nền tảng tri thức khoa học

Sinh năm 1985, TS. Đỗ Quốc Tuấn tốt nghiệp chuyên ngành Vật lý lý thuyết tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008, sau đó theo học cao học và nghiên cứu sinh tại Viện Vật lý, Đại học Quốc gia Chiao Tung (Đài Loan).

Với công trình nghiên cứu "Higher dimensional nonlinear massive gravity", anh đã được lựa chọn trao giải thưởng dành cho các nhà khoa học trẻ của giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2018.

Hiện tại, anh là Trưởng nhóm nghiên cứu "Vật lý hấp dẫn" tại Viện Nghiên cứu Tiên tiến Phenikaa.

Ba nhà khoa học với mong muốn tạo ra giá trị mới cho cộng đồng - Ảnh 3.

TS. Đỗ Quốc Tuấn nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho Nhà khoa học trẻ năm 2018

Là người trẻ làm khoa học, TS. Tuấn không chỉ quan tâm tới NCKH trong lĩnh vực mình theo tuổi mà anh còn quan tâm đến vấn các vấn đề khác của khoa học, đặc biệt là khởi nghiệp trong nghiên cứu khoa học. 

"Khởi nghiệp công nghệ trong thời đại của kinh tế tri thức mà trong đầu không có nền tảng về tri thức khoa học, không có trải nghiệm NCKH thì sẽ vô cùng khó để có thể phát triển lớn mạnh một cách bền vững.

Hiện nay, tôi thấy có nhiều start-up công nghệ kiểu phong trào, mà đa phần được thành lập từ các bạn trẻ chưa qua môi trường NCKH thật sự nên thời gian tồn tại không được dài. Start-up công nghệ phải được xây dựng từ những người đã và đang nghiên cứu về công nghệ thực sự", TS. Tuấn phân tích

TS. Phạm Việt Thành, Khoa Điện - Điện tử: "PGS Phùng Văn Đồng là người luôn cầu toàn và đòi hỏi cao với chính bản thân mình. Anh là một trong số ít nhà khoa học ở Việt Nam đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực vật lý năng lượng cao và vũ trụ học.

Bằng tình yêu với khoa học, sự say mê, nghiêm túc trong hoạt động nghiên cứu, PGS Đồng đã đạt được nhiều kết quả đáng chú ý, nhiều công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín".

PGS.TS. Đỗ Văn Nam (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiên tiến Phenikaa - PIAS): "Các công trình khoa học của TS. Đỗ Quốc Tuấn là kết quả của quá trình tích cóp và lắng đọng tri thức, không vội vã trong công bố mà thể hiện sự chỉn chu chuẩn mực.

Là nhà khoa học trẻ ở trường đại học, anh cũng thể hiện tác phong sư phạm tốt, chính xác về kiến thức và cởi mở nhiệt tình với sinh viên".

P.Q
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp