20/07/2024 14:54 GMT+7

Bà Nguyễn Thị Như Loan và loạt thương vụ tai tiếng mua đất công giá rẻ của Quốc Cường Gia Lai

Là một doanh nghiệp đa ngành có tuổi đời 30 năm, nhưng Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Như Loan chỉ nổi danh khi lấn sân sang bất động sản và vướng nhiều tai tiếng liên quan chuyển nhượng đất công giá rẻ.

Trong một thập niên trở lại đây, Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Như Loan liên quan đến những thương vụ mua bán đất vàng giá rẻ

Trong một thập niên trở lại đây, Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Như Loan liên quan đến những thương vụ mua bán đất vàng giá rẻ

Các lĩnh vực kinh doanh chính của Quốc Cường Gia Lai là bất động sản, cao su, thủy điện, gỗ và xây dựng, nhưng tiếng tăm của tổng giám đốc (CEO) Nguyễn Thị Như Loan gắn với các dự án chuyển nhượng đất công giá rẻ, và mới đây là liên quan đến bà Trương Mỹ Lan trong đại án Vạn Thịnh Phát.

Dự án tai tiếng của Quốc Cường Gia Lai

Bà Nguyễn Thị Như Loan, tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, đã bị khởi tố, bắt tạm giam trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. Trong vụ án này, Quốc Cường Gia Lai đã mua 100% vốn góp của chủ đầu tư dự án 39-39B Bến Vân Đồn (quận 4, TP.HCM) với giá hơn 464 tỉ đồng (diện tích 6.202m²) vào năm 2014.

Khu đất có nguồn gốc thuộc sở hữu nhà nước do Tổng công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam quản lý, và hai doanh nghiệp này đã góp vốn để lập ra Công ty Phú Việt Tín để kinh doanh. 

Với thương vụ này, Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Như Loan đã mua đứt khu đất này từ chủ đầu tư là Công ty Phú Việt Tín, dù đây là đất công và doanh nghiệp chuyển nhượng lại là 100% vốn nhà nước, tức là đất công đã về tay tư nhân mà không qua đấu giá.

Đến năm 2017, Phú Việt Tín sáp nhập vào Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Phúc Nguyên thành Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Nova Phúc Nguyên. 

Tại khu đất này mọc lên 2 tòa tháp căn hộ cao 17 và 33 tầng với gần 500 căn hộ, cư dân đã sinh sống, nhưng do bị điều tra về nguồn gốc đất nên đến nay cư dân vẫn "trắng" sổ hồng.

Với dự án này, Quốc Cường Gia Lai đã trở thành "mắt xích" trong quá trình đất công chuyển chủ lòng vòng trở thành đất tư. Tuy vậy, trước khi bị khởi tố, đích thân bà Nguyễn Thị Như Loan cũng lên tiếng khẳng định dự án đủ pháp lý nên mới mua lại, còn việc có đấu giá hay không là do chính quyền và UBND TP.HCM quyết định.

Thương vụ mua đất công bất thành, nhiều người vướng vòng lao lý

Trong quá trình xét xử đại án tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan, Quốc Cường Gia Lai cũng bị réo tên khi hội đồng xét xử xác định bà Trương Mỹ Lan dùng Công ty cổ phần đầu tư Sunny Island ký hợp đồng hứa mua, hứa bán dự án khu dân cư Bắc Phước Kiển với Quốc Cường Gia Lai, giá là 14.800 tỉ đồng.

Phía bà Lan đã thanh toán cho Quốc Cường Gia Lai số tiền 2.882,8 tỉ đồng, song do Sunny Island vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên Quốc Cường Gia Lai chỉ đồng ý trả lại cho Sunny Island 1.444,1 tỉ đồng. 

Phía Quốc Cường Gia Lai cũng nói rằng mình là bên "ngay tình" khi không biết dòng tiền thanh toán là từ bà Trương Mỹ Lan và đã kháng cáo, nói chỉ trả 1.441,4 tỉ đồng cho bị cáo Trương Mỹ Lan.

Đồng thời có 475 bất động sản liên quan đến Quốc Cường Gia Lai bị kê biên trong đại án Vạn Thịnh Phát.

Một sự việc liên quan đến đất công khác là vụ bán rẻ 32ha đất công cho Quốc Cường Gia Lai xảy ra vào năm 2017, khiến nhiều lãnh đạo Công ty Tân Thuận vướng vào vòng lao lý. Với dự án này, Quốc Cường Gia Lai cũng nhắm vào thửa đất công để đề nghị phương án hợp tác đầu tư dự án với tỉ lệ 75:25, hoặc xin mua lại 100% dự án Phước Kiển.

Thời điểm đó, định giá đất chỉ hơn 1 triệu đồng/m², giá chuyển nhượng hơn 1,2 triệu đồng/m², sau đó bị yêu cầu thỏa thuận lại giá nhưng cũng chỉ nâng lên gần 1,8 triệu đồng/m². 

Tuy nhiên thương vụ bất thành, hợp đồng chuyển nhượng bị hủy, những người liên quan đến quá trình chuyển nhượng này đã ngồi tù.

Là doanh nghiệp niêm yết, nhưng Quốc Cường Gia Lai từng "giấu" thông tin của nhiều thương vụ ngàn tỉ. Cụ thể trước năm 2018, doanh nghiệp này có 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch hàng ngàn tỉ đồng nhưng lại không công bố thông tin.

Lý do được phía doanh nghiệp đưa ra là do liên tục có sự thay đổi nhân sự thư ký, quản trị công ty nên quá trình cập nhật các quy định quản trị còn hạn chế…

Quốc Cường Gia Lai còn gắn với tên tuổi của doanh nhân Nguyễn Quốc Cường, biệt danh là Cường Đôla (con trai bà Nguyễn Thị Như Loan), khi ông Cường từng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo với chức danh phó tổng giám đốc, thành viên hội đồng quản trị.

Năm 2018, ông Cường mới từ nhiệm các vai trò lãnh đạo tại Quốc Cường Gia Lai dù đây là doanh nghiệp đặt theo tên mình, và thời điểm từ nhiệm cũng sau khi xảy ra vụ án chuyển nhượng 32ha đất công giá rẻ.

Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Như Loan làm ăn ra sao?Quốc Cường Gia Lai của bà Nguyễn Thị Như Loan làm ăn ra sao?

Bà Nguyễn Thị Như Loan, tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai, đã vắng mặt trong đại hội cổ đông thường niên tổ chức vào ngày 30-6 vừa qua, khiến doanh nghiệp này phải hoãn đại hội.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp