Lúc tôi đến thăm, anh cười nói: “Có bị vậy mới thông cảm, biết thương bệnh nhân của mình”. Dân ở tỉnh như chúng tôi mỗi khi bệnh phải về TP.HCM khám là đón xe đi từ 1-2g sáng, chầu chực, lấy được phiếu rồi vào khám... vài phút.
Ít sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông, tư vấn của thầy thuốc. Phần lớn là sự lạnh lùng, có khi là cả những lời to tiếng. Người nghèo phải cắn răng chịu, chứ người có tiền, có điều kiện thì họ ra nước ngoài khám để tìm... nụ cười là dễ hiểu.
Câu chuyện thứ hai:
Tôi có cô em bên vợ, chồng cô ấy bị ung thư giai đoạn 4. Gia đình họ không giàu có gì. Tết Nguyên đán này để hai con nhỏ nhờ ông bà chăm, họ đi Singapore điều trị. Cũng có tâm lý “còn nước còn tát”, nhưng điều gì khiến họ không yên tâm tiếp tục điều trị tại TP.HCM? T
hái độ chăm lo cho bệnh nhân cùng với việc minh bạch thông tin, chủ động bàn bạc với bệnh nhân tìm cách chạy chữa tiếp, cán bộ ngành y nước nhà làm đến đâu?
Câu chuyện thứ ba:
Tôi có người quen hiện định cư tại Mỹ, chồng em ấy phải mổ chân. Em ấy kể mổ xong chỉ nằm ở đó hai hôm rồi về. Bệnh viện luôn sạch và không quá tải. Sau đó y tá đến nhà chăm sóc, tập vật lý trị liệu cho đến khi bệnh nhân tự đi lại được.
Bệnh viện mình làm được không? Khâu đào tạo cần quan tâm đến bác sĩ nhưng song song là đào tạo nhiều hơn nữa những y tá có năng lực, tận tâm.
Tại Mỹ, y tá rất được trọng vọng. Ngành y đối mặt với nhiều thách thức, câu chuyện mất 2 tỉ USD là một trong những thách thức. Để thay đổi, phải bằng chiến lược đào tạo cùng biện pháp lãnh đạo, quản lý hiệu quả mà mục tiêu luôn hướng đến là chăm lo cho người bệnh.
Bệnh nhân và cả người dân mong lắm áo blouse trắng cùng nụ cười thân thiện mỗi khi đến cơ sở y tế để khám và chữa bệnh. Mong lắm thay!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận