09/10/2004 10:07 GMT+7

ASEM qua các kỳ hội nghị

Tư liệu
Tư liệu

TTCN - Kể từ sau ASEM 1 ở Bangkok tháng 3-1996, tám năm qua ASEM đã triển khai hơn 250 hoạt động với nhiều sáng kiến trên ba lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế - tài chính, và hợp tác trong một số lĩnh vực khác.

xVQcRjFV.jpgPhóng to
Đông đảo người dân thủ đô đi xem khai mạc Hội chợ thương mại ASEAN 2004 tôi 5-10 - một hoạt động diên ra trong khuôn khô ASEM 5 tô chức tại Hà Nội - Ảnh: Việt Dũng
TTCN - Kể từ sau ASEM 1 ở Bangkok tháng 3-1996, tám năm qua ASEM đã triển khai hơn 250 hoạt động với nhiều sáng kiến trên ba lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế - tài chính, và hợp tác trong một số lĩnh vực khác.

Đối thoại chính trị: Để phát triển mối quan hệ đối thoại chính trị giữa các nước một cách thân mật và toàn diện, Pháp và Thụy Điển đã đề nghị tổ chức các hội nghị thường niên. Bốn hội nghị đã diễn ra ở Lund (Thụy Điển) tháng 12-1997, ở Bắc Kinh tháng 6- 1999, Paris tháng 6-2000 và Bali (Indonesia) tháng 7-2001. Nội dung đối thoại khá rộng lớn, từ những phát triển của tình hình ở các khu vực, các vấn đề thời sự quốc tế như tình hình Trung Đông, khủng bố quốc tế, vũ khí giết người hàng loạt đến đối thoại về phát triển, các vấn đề xã hội, pháp quyền.

Hợp tác kinh tế - tài chính: Hợp tác kinh tế của ASEM tập trung vào ba lĩnh vực thương mại, đầu tư, tài chính. Hiện nay, các nước đang tiến tới quan hệ đối tác kinh tế gần gũi hơn. Nhóm đặc trách kinh tế ASEM đã được lập theo quyết định của Hội nghị cấp cao ASEM 4 (9-2002) và đi vào hoạt động từ tháng 3-2003 nhằm thảo luận, đưa ra các khuyến nghị cụ thể tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, tài chính và đầu tư giữa hai châu lục để trình lên Hội nghị cấp cao ASEM 5 lần này.

Hợp tác thương mại được thúc đẩy thông qua “Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại - TFAP”, tăng cường luồng đầu tư giữa hai châu lục thông qua “Kế hoạch hành động xúc tiến đầu tư - IPAP”. Kênh “Diễn đàn doanh nghiệp” trở thành một kênh quan trọng thúc đẩy trao đổi giữa các doanh nghiệp của hai châu lục được tổ chức thường niên.

Hợp tác tài chính, ngoài các hội nghị bộ trưởng và thứ trưởng tài chính, nổi bật là việc thành lập Quĩ Tín thác ASEM (ASEM Trust Fund-ATF) theo sáng kiến của Anh, đặt trụ sở tại Ngân hàng Thế giới để giúp 7/10 thành viên châu Á khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra ở châu Á năm 1997. Đến nay, Quĩ ATF đã tài trợ kỹ thuật cho VN thông qua 15 dự án với trị giá trên 10 triệu USD, đứng thứ ba trong số các nước được nhận tài trợ từ quĩ này.

Về hải quan, bên cạnh các cuộc họp cấp tổng cục trưởng hải quan (hai năm một lần), ASEM đã thành lập hai nhóm làm việc về tăng cường hiệu lực hải quan và thủ tục hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại giữa hai châu lục.

Ngoài ra, Hội nghị cấp cao nông nghiệp đầu tiên của ASEM đã diễn ra vào tháng 11-2003 để thảo luận khả năng tăng cường hợp tác ASEM trong lĩnh vực này. Các vấn đề đã thảo luận bao gồm: chính sách nông nghiệp, thương mại và đầu tư trong nông nghiệp của các nước; phát triển nông nghiệp bền vững; chất lượng nông sản và an toàn thực phẩm; công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Hợp tác trong các lĩnh vực khác: Đây là mảng hợp tác có nhiều hoạt động được triển khai thành công nhất, góp phần tăng cường hiểu biết giữa nhân dân Á - Âu. Nổi lên là các hoạt động của Quĩ ASEF (thành lập tháng 2-1997, trụ sở tại Singapore) với mục tiêu tăng cường hiểu biết và giao lưu giữa nhân dân hai châu lục thông qua bốn chương trình giao lưu nhân dân, tri thức, văn hóa và tuyên truyền (đã có hơn 200 dự án và hơn 5.000 công dân Á - Âu tham gia).

ASEM còn thành lập Trung tâm Công nghệ - môi trường Á - Âu tại Thái Lan, tổ chức hội nghị bộ trưởng môi trường lần 1 tại Bắc Kinh tháng 1-2002 và lần 2 tại Ý tháng 10-2003. Sau sự lan tràn của dịch bệnh SARS, đáp ứng mối quan tâm của các thành viên ASEM, Trung Quốc đã tổ chức hội thảo “Xử lý các dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng” vào tháng 10-2003. Trước đó, VN đã từng có sáng kiến đầu tiên trong ASEM về y tế đưa ra năm 1999 (Kết hợp y dược học cổ truyền với y dược học hiện đại trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng). Về tư pháp, ASEM quan tâm hợp tác trong thực thi luật pháp chống lại tội phạm xuyên quốc gia, chống buôn bán phụ nữ và trẻ em.

Quan hệ giữa EU và ASEAN:

jowrQdhc.jpgPhóng to
Cờ các nước thành viên mới của ASEM được kéo lên tại buôi duyệt lê kêt nạp thành viên mới ở khách sạn Daewoo - Ảnh: Câm Hà
ASEAN và EU đã công nhận một hình thức quan hệ đối tác ngang bằng Hiệp định hợp tác EEC - ASEAN năm 1980 tại Kuala Lumpur (Malaysia).

Hiện EU là khách hàng tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp nhập từ các nước đang phát triển lớn nhất trên thế giới, nhập khẩu nhiều bằng Mỹ, Nhật, Canada, Úc và New Zealand cộng lại. Một mình EU nhập khẩu khoảng 85% xuất khẩu nông nghiệp của châu Phi. Mức thuế nhập khẩu hàng nông nghiệp vào EU trung bình là 10,5% trong khi ở Brazil là 30% và giữa các nước đang phát triển là 60%. Vào năm 2002, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới và là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN sau Mỹ và Nhật Bản. Giá trị xuất khẩu từ EU sang ASEAN khoảng 30 tỉ euro, trong khi giá trị nhập khẩu sang EU từ ASEAN là 62 tỉ, điều đó cho thấy rằng EU vẫn giữ vững cam kết mở cửa thị trường cho ASEAN sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997.

Cho dù sự phát triển thương mại giữa hai khối chưa lớn mạnh như tầm vóc của cả hai khối, nhìn chung giao dịch thương mại giữa ASEAN và EU đã tăng lên 31,5% - dấu hiệu của tầm quan trọng ngày càng gia tăng của thị trường ASEAN đối với EU. ASEAN đã trở thành một thị trường chính yếu đối với những hàng hóa, dự án đầu tư quan trọng. Tiềm năng của ASEAN đối với EU còn ở chỗ đây là một cánh cổng mở ra thị trường châu Á - Thái Bình Dương. Với tư cách là một vùng, ASEAN có lợi tức chính yếu từ hệ thống quyền ưu tiên thông thường của EU. Chẳng hạn như Thái Lan và Indonesia đã phát triển được một số lĩnh vực kinh tế là thế mạnh cạnh tranh của mình tại thị trường EU, đặc biệt là sản phẩm cá của Thái Lan.

Trong những thập kỷ qua cán cân thương mại EU-ASEAN đã được củng cố một cách rõ rệt. Những triển vọng về tiềm năng của khu vực ASEAN trong những thập kỷ kế tiếp sẽ đưa ra những cơ hội mới cho thị trường xuất khẩu châu Âu. Châu Âu đã có một sự đầu tư lớn với khu vực ASEAN trước thời kỳ khủng hoảng và có một xu hướng gia tăng đầu tư mới trong thời gian tiếp theo. Phần lớn các nước ASEAN đều là thành viên của APEC, vì vậy châu Âu phải giữ vững được “đà” với ASEAN để tránh bị mất cơ hội trong lĩnh vực thương mại và đầu tư trong khi APEC đang gia tăng hoạt động.

EU và các nước thành viên cũng là các nhà tài trợ phát triển lớn nhất trên thế giới, với nỗ lực giúp đỡ các nước đang phát triển theo tình hình phát triển chung của thế giới.

Tư liệu
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp