25/07/2011 19:23 GMT+7

Argentina đang bị soán ngôi "bá chủ" điệu tango?

 THANH PHẠM (Theo WSJ)
 THANH PHẠM (Theo WSJ)

TTO - “Người nước ngoài nhảy điệu tango thế này à?”, một phụ nữ Argentina đã quát vào mặt Rui Saito, một nghệ sĩ tango người Nhật, sau màn trình diễn của cô tại cuộc thi nhảy tango danh giá El Metropolitano tại Buenos Aires (thủ đô Argentina) vào năm 2010 cùng với bạn nhảy người Hàn Quốc.

AbHoow4k.jpgPhóng to
Vũ công Mộng Lan và bạn nhảy Ezequiel Martinucci - Ảnh: WSJ

Vũ công nước ngoài “lấn cấn” với tango

Năm nay, mọi thứ dường như chẳng sáng sủa gì cho những người nước ngoài tham gia giải Metropolitano. Ban tổ chức đã ra một luật mới rằng cuộc thi năm nay chỉ dành cho “người hâm mộ hoặc các vũ công chuyên nghiệp mang quốc tịch Argentina”.

“Điều này giống như một cái tát vào mặt những người nước ngoài muốn tham gia cuộc thi này và cũng đốt cháy quá trình thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch ở quốc gia này”, tờ The Wall Street Journal nhấn mạnh.

Mộng Lan, nhà thơ đồng thời là nghệ sĩ người Mỹ gốc Việt, người đã vào đến vòng bán kết của cuộc thi Metropolitano trong năm 2008 - 2009, bức xúc: “Liệu đây là một chính sách bài ngoại hay chỉ đơn giản là họ sợ bị đánh bại?”.

Điệu nhảy tango có nguồn gốc từ người châu Âu nhập cư ở Argentina và Uruguay vào cuối thế kỷ 19. Theo Christine Dennisto - một chuyên gia nghiên cứu về tango, điệu nhảy là “sự pha trộn giữa tình dục và cờ tướng”. Sau vài thập kỷ xuống dốc, tango bắt đầu trở lại vào những năm 1980, trở thành một điệu nhảy phổ biến quốc tế và còn được gọi là “điệu tango của người Argentina”. Năm ngoái 100.000 khách nước ngoài đã đến Buenos Aires xem World Cup tango.

Với ý chí đấu tranh cho vị trí của mình trên sàn diễn, ba nghệ sĩ tango người nước ngoài gồm cô Lan cùng 2 người phụ nữ khác người Mỹ và Ireland, đã đâm đơn kiện để bãi bỏ quy định này.

Bà Elena Leberatori, thẩm phán của thành phố Buenos Aires, đã chỉ ra rằng chính sách không cho phép người nước ngoài tham gia là không phù hợp với hiến pháp và yêu cầu ban tổ chức xem xét lại các quy định trên: “Nghệ thuật mang tính siêu việt toàn cầu”.

Bà Elena cũng nói rằng nghệ sĩ nước ngoài cũng như nghệ sĩ người Argentina làm việc ở nước khác, chẳng hạn như Paloma Herrera, nghệ sĩ nhảy chính cho nhà hát balê tại Mỹ, sẽ khiến “Nhà hát balê tại Mỹ trở nên ít khách người Mỹ đến xem hơn?”.

Trong khi đó, các nhà tổ chức cuộc thi Metropolitano tranh luận rằng họ hoàn toàn được phép áp đặt các chế tài đối với việc nhập cảnh bởi người thắng cuộc sẽ đại diện cho Buenos Aires tham dự trận chung kết của Cúp thế giới về khiêu vũ(Dance World Cup) vào tháng 8. Trận chung kết năm ngoái đã thu hút đến 460 cặp đôi đến từ 21 quốc gia trên thế giới.

Bà Valeria Solarz, phát ngôn viên của thành phố, nói rằng dĩ nhiên những nghệ sĩ nước ngoài sẽ được chào đón nồng hậu đến với World Cup nhưng người đại diện cho Buenos Aires trong trận chung kết nên là những người bản xứ, những người có nguồn gốc từ thành phố Buenos Aires này.

Argentina bắt đầu lo lắng...

PPuh2Gmd.jpgPhóng to
Một màn biểu diễn tango ngay trên đường phố Argentina - Ảnh: WSJ

Trước sự phản ứng dữ dội của các ứng viên nước ngoài, ban tổ chức cuộc thi Metropolitano đồng ý tổ chức một cuộc thi đặc biệt dành riêng cho các ứng viên không phải người Argentina. Tuy nhiên, quyết định này không khiến những vũ công nước ngoài hài lòng.

Christian Rubilar, một chuyên gia về luật đồng thời là một vũ công tango, cho rằng “sàn nhảy lẽ ra phải là nơi dân chủ ở Argentina”. Ông nói rằng sự cấm cản diễn ra ở cuộc thi Metropolitano chỉ cho thấy sự lo lắng của ban tổ chức rằng người nước ngoài ngày càng nhảy giỏi hơn người bản xứ.

Rubilar kể vào năm 2010, cô Saito và bạn nhảy người Hàn lẽ ra đã chiến thắng ở cuộc thi El Metropolitano nhưng lại bị cấm thi ở vòng chung kết chỉ vì lý do cuộc thi đòi hỏi 1 trong 2 người phải sống ít nhất 3 năm ở Buenos Aires. Mặc dù Saito bảo rằng cô có bằng chứng cho việc này nhưng ban tổ chức vẫn khó dễ, đòi hỏi quá nhiều giấy tờ.

Hiện Rubilar đang chuẩn bị đưa vụ kiện này lên thành một vụ kiện liên bang.

Những người dân ở Argentina đang có nhiều ý kiến khác nhau. Người điều hành trang web 2xtango.com, Daniel Carreira ở Buenos Aires cho biết: “Chúng ta nên nhìn nhận thực tế là người Argentina không còn độc quyền điệu tango nữa”.

Nhà vô địch thế giới năm 2004, Osvaldo Cartery, 73 tuổi, cũng cho rằng sự xuất hiện của những người nước ngoài trong cuộc thi là một điều tích cực. Nó đã chứng tỏ được sức mạnh của nền văn hóa Argentina. “Người Tây Ban Nha nhảy paso doble, người Ý nhảy tarantella, nhưng cả thế giới thì đều nhảy điệu tango” - Osvaldo nói.

Trong khi đó, một phát thanh viên trẻ tuổi người Argentina tên Hernan Caballero nói rằng El Metropolitano đã đúng khi đặt giới hạn không cho người nước ngoài tham gia. Anh nói: “Người nước ngoài có thể chi trả 100 USD cho một bài học khiêu vũ nhưng người Argentina thì không thể”.

 THANH PHẠM (Theo WSJ)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp