Phóng to |
Sách điện tử ngày càng phổ biến hơn theo xu hướng bùng nổ của các thiết bị di động - Ảnh minh họa: Internet |
Tháng tư vừa qua, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã tuyên án phạt Apple cùng nhóm đối tác gồm năm nhà xuất bản vì tội "đồng lõa tăng giá bán sách điện tử trên nền tảng iPad". Các nhà xuất bản đều đồng ý phương án dàn xếp theo yêu cầu tòa án, ngoại trừ Apple.
Vụ việc khiến tờ Wall Street Journal đặt câu hỏi: tại sao Apple lại kiên quyết thách thức Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong khi cả năm “đồng phạm” còn lại - vốn cũng bị cơ quan này kiện - đã đồng ý dàn xếp?
Apple cho biết mình “không làm gì sai” và đang tìm cách bảo vệ mảng kinh doanh sách của mình. "Quả táo" biết rõ nếu giành được thắng lợi trong vụ tố tụng này, họ sẽ nâng cao vị thế đàm phán với những doanh nghiệp truyền thông, vốn đang thay đổi chiến lược kinh doanh trong một thị trường ngày càng chuyển dịch theo hướng “lên mây” (điện toán đám mây/môi trường di động).
Nếu thua kiện, Apple sẽ mất lợi thế cạnh tranh với các đối thủ như Amazon.com khi không thể đạt được các hợp đồng như ý muốn trước đây.
“Apple đủ thông minh để nhận ra những rủi ro đang đe dọa toàn bộ ngành thương mại điện tử nói chung. Họ muốn duy trì sức mạnh trên thị trường nhằm đánh bại các đối thủ và làm chủ các điều khoản cạnh tranh”, David Balto, cựu giám đốc chính sách tại Ủy ban Thương mại Quốc tế, cho biết về vụ việc.
Phóng to |
Hiện đã có rất nhiều sách điện tử và số lượng tải sách điện tử (ebook) đã có thể cạnh tranh rất lớn với sách bìa cứng truyền thống - Ảnh: Telegraph |
Mới đây, một phát ngôn viên của Apple đã rút lời tuyên bố trước đó của “Quả táo”, nói rằng lời cáo buộc của phía chính quyền là “sai sự thật”. Tờ WSJ bình luận việc chống đối Bộ Tư pháp đến cùng của Apple là một “canh bạc”. Vì vụ việc có thể khiến Apple trở thành mục tiêu giám sát chặt chẽ của chính phủ, cũng như nhiều vụ kiện từ khối tư nhân khác.
Một lần nữa, giám đốc điều hành Apple Tim Cook cho biết công ty của ông “không làm gì sai”.
“Chúng tôi sẽ không ký vào một biên bản nói rằng chúng tôi đã làm việc mình không hề làm và vì thế chúng tôi sẽ phản bác đến cùng”, ông Cook trình bày tại hội nghị All Things Digital trong tháng 5-2013.
Trong năm 2012, Apple cũng đã dàn xếp với Liên minh châu Âu (EU) xoay quanh cáo buộc độc quyền liên quan đến giá sách điện tử bán trên cửa hàng trực tuyến của Apple.
Sự bùng nổ và phổ biến của các thiết bị di động trong kỷ nguyên kỹ thuật số đã dẫn đến nhiều thay đổi trong cách tiếp cận và xử lý thông tin truyền thống, cụ thể là hành trình số hóa nội dung sách giấy.
Vụ kiện tụng giữa Apple và Bộ Tư pháp Mỹ có thể chỉ là phát súng đầu tiên báo hiệu những mâu thuẫn leo thang trong tương lai giữa một bên là quyền lợi của doanh nghiệp, và một bên là tính ổn định của thị trường thông tin tri thức.
Phóng to |
Lợi và hại từ sách giáo khoa điện tử vẫn còn là vấn đề tranh cãi - Ảnh minh họa: Internet |
Tại Việt Nam, do đặc thù kinh tế nên những vấn đề liên quan đến sách điện tử nói chung và giá sách điện tử nói riêng vẫn còn khá mới mẻ, chưa nhận được quan tâm cũng như cách tiếp cận đúng mực.
Mới đây, việc bộ bộ 12 quyển do NXB Giáo Dục độc quyền phát hành và bán với giá 4,8 triệu đồng được dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ, xuất bản và thiết bị trường học cho rằng “không hợp lý” cả về phương diện giá lẫn tính hợp lệ trong việc xác định ai là chủ sở hữu nội dung của bộ sách giáo khoa: doanh nghiệp hay Bộ GD-ĐT.
* Xem: |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận