07/02/2012 09:42 GMT+7

Apple "thoát tội" ở Đức

TRÍ VƯƠNG
TRÍ VƯƠNG

TTO - Chỉ ít ngày sau khi Đức ra phán quyết cấm bán nhiều sản phẩm sử dụng hệ điều hành iOS của Apple trên gian hàng trực tuyến của hãng vì vi phạm bản quyền của Motorola Mobility, Apple đã “thoát hiểm” một cách ngoạn mục.

* EU "sờ gáy" Samsung

N4bWfc0w.jpgPhóng to
Ảnh minh họa: Internet

Lệnh cấm ban đầu được đưa ra sau khi Motorola Mobility thuyết phục thành công giới chức Đức ra lệnh cấm bán các sản phẩm iPad, iPhone 3G và iPhone 3GS của Apple, lấy lý do các thiết bị này đã vi phạm một bằng phát minh liên quan đến công nghệ không dây mà Motorola là pháp nhân sở hữu. Về cơ bản, công nghệ của Motorola thuộc về nhóm “tiêu chuẩn công nghiệp”, có nghĩa bất kỳ ai muốn sử dụng đều phải trả phí bản quyền và Apple đã không làm thế.

Cũng cần nhắc lại, lệnh cấm trên chỉ áp dụng cho cửa hàng trực tuyến của Apple tại Đức, không phải hệ thống bán lẻ vật lý Apple Store.

Tuy nhiên, theo diễn biến mới nhất vào ngày 6-2, tòa án Mannheim, Đức đã quyết định hoãn lệnh cấm và cho phép tập đoàn công nghệ Hoa Kỳ được tạm thời tiếp tục bán ra các sản phẩm của mình trên gian hàng trực tuyến, ngoại trừ duy nhất model smartphone iPhone 3G. Theo đó, các model iPhone còn lại, cũng như tablet iPad của Apple sẽ xuất hiện trên gian hàng trực tuyến của “Quả táo”.

4wQd113D.jpgPhóng to
Trước lệnh cấm, mọi model 3G của tablet iPad 2 đã không thể bán ra trên mạng (Currently not available) - Ảnh minh họa: BBC

Motorola Mobility cho biết sẽ tiếp tục đấu tranh để buộc tòa án Đức phải nối lại lệnh cấm.

Motorola Mobility là pháp nhân nắm giữ bằng phát minh cho công nghệ “Phương pháp thực hiện một chức năng đếm ngược trong suốt quá trình truyền sóng từ điện thoại di động đến một hệ thống gói vô tuyến” (tạm dịch từ “method for performing a countdown function during a mobile-originated transfer for a packet radio system”). Motorola nhượng quyền sử dụng công nghệ này cho các hãng dựa theo các điều khoản của bộ luật “Frand” (fair, reasonable and non-discriminatory - công bằng, hợp lý và chống phân biệt đối xử).

Các bằng sáng chế theo bộ luật Frand bao gồm nhiều công nghệ thuộc nhóm “tiêu chuẩn công nghệ”. Trong trường hợp của bài viết, công nghệ của Motorola được xem là tối quan trọng đối với chuẩn truyền dẫn tín hiệu GPRS bởi các nhà mạng GSM khắp thế giới. Do đó, các công ty có nghĩa vụ phải trả một khoản phí bản quyền cho bên nắm giữ bằng phát minh theo bộ luật Frand.

EU "sờ gáy" Samsung

Trước vụ tranh chấp giữa Motorola Mobility và Apple, tòa án Dussledorf của Đức đã ra phán quyết cấm Samsung Đức bán tablet Galaxy Tab 10.1 tại nước này, với lý do thiết bị đã “cố ý sao chép” kiểu dáng công nghiệp của iPad (Apple).

7m2xoUeK.jpgPhóng to
Hết Apple lại đến EU “làm khó” Samsung - Ảnh minh họa: Internet

Mọi chuyện còn tệ hơn với hãng điện tử xứ Hàn, khi ngay sau đó Ủy ban châu Âu (EU) cũng quyết định mở một cuộc điều tra để xem xét việc có hay không Samsung đã vi phạm luật chống độc quyền của châu Âu, thông qua nỗ lực sử dụng các bằng phát minh quan trọng liên quan đến công nghệ không dây để triệt hạ các đối thủ.

EU nhận xét Samsung từng cam kết sẽ nhượng quyền sử dụng các bằng sáng chế liên quan đến công nghệ 3G của họ cho các công ty khác, dựa trên các điều khoản đã có trong bộ luật Frand, vốn có từ năm 1998. Cuộc thanh tra của EU nhằm đánh giá các động thái pháp lý mà Samsung sử dụng với các công ty khác trên thị trường.

TRÍ VƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp