09/11/2021 08:21 GMT+7

APEC tìm cách phục hồi hậu COVID-19

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) khai mạc theo hình thức trực tuyến vào hôm 8-11, bắt đầu với sự kiện Hội nghị liên bộ trưởng kinh tế - ngoại giao APEC lần thứ 32.

APEC tìm cách phục hồi hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern

Một điều chúng ta có thể chắc chắn bây giờ là không nền kinh tế nào có thể vượt đại dịch một mình. Tất cả chúng ta phải tiếp tục hợp tác để đảm bảo toàn bộ khu vực hồi phục thành công.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern

"Cuộc họp lần này sẽ tập trung vào việc vạch ra con đường hồi phục sau cuộc khủng hoảng trăm năm có một này" - bà Jacinda Ardern, thủ tướng nước chủ nhà New Zealand, nhấn mạnh.

Theo Hãng tin Reuters, trong bài phát biểu ngày 8-11, Thủ tướng Ardern cho biết trọng tâm của APEC vẫn là ứng phó và phục hồi khu vực hậu COVID-19.

"Chúng ta cùng nhau tiếp tục duy trì chuỗi cung ứng hoạt động và hỗ trợ giao thương các vật tư y tế quan trọng - bao gồm bộ xét nghiệm, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và hiện nay là vắc xin" - bà Ardern nói.

Thủ tướng Ardern cho biết cuộc họp không chính thức của các lãnh đạo 21 nền kinh tế trước đó vào tháng 7-2021 đã đạt mục tiêu tăng cường chia sẻ, sản xuất vắc xin ngừa COVID-19, giảm thuế và các hàng rào thương mại đối với thuốc men.

Ngoài ra, vấn đề biến đổi khí hậu cũng là một trọng tâm kế hoạch của nước chủ nhà trong năm qua. 

"Các phân tích dựa trên khí hậu, phân tích về tính hòa nhập, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái, đã bị tác động rất lớn bởi COVID-19 ở các nền kinh tế APEC, vai trò của người bản địa đối với APEC... là những điều lớn lao, hữu hình mà New Zealand đã làm được" - bà Ardern thông tin thêm.

"Cuộc khủng hoảng mà đại dịch và vết sẹo nó để lại, về thiệt hại nhân mạng cũng như thiệt hại kinh tế, đã đưa chúng ta lại gần nhau hơn để tìm cách có thể thực sự làm việc cùng nhau" - Thứ trưởng Ngoại giao New Zealand, ông Vangelis Vitalis, nói trên trang Stuff.co.nz, cho rằng 21 nền kinh tế APEC đang xích lại gần nhau bất chấp các căng thẳng.

Hội nghị vẫn tồn tại một số nguy cơ căng thẳng như việc Đài Loan có thể kêu gọi ủng hộ nền kinh tế này gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), điều mà Trung Quốc phản đối.

Theo Reuters, căng thẳng cũng đến từ việc Mỹ đề xuất chủ trì APEC năm 2023. Một số nguồn tin cho hay phía Nga muốn Mỹ đảm bảo rằng các đại diện của nước này được tham dự các cuộc họp, dù một số người đang bị Mỹ trừng phạt.

"Tôi tin là Mỹ và New Zealand sẽ giải quyết vấn đề (đề xuất chủ trì năm 2023) trước cuộc họp của các lãnh đạo, nhưng tranh cãi sẽ không cản trở tuyên bố chung. Các lãnh đạo có thể nói rằng họ mong chờ cuộc gặp vào năm sau ở Thái Lan và dừng lại ở đó" - ông Matthew Goodman, cố vấn của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) đặt tại Mỹ, nhận định.

Nói về vấn đề Mỹ vào ngày 7-11, bà Ardern hoan nghênh sự hiện diện lớn hơn của Washington tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và tham gia các cuộc họp quan trọng.

Về Trung Quốc, bà Ardern nói rằng New Zealand sẽ duy trì chính sách "chính trực" với Trung Quốc, và quan hệ giữa New Zealand và Trung Quốc đủ "chín chắn" để nêu lên các vấn đề mà hai nước cùng quan tâm như là nhân quyền, lao động, môi trường. "Điều rất quan trọng với chúng tôi là tiếp tục làm những điều có thể, bất chấp các mối quan hệ thương mại" - nhà lãnh đạo New Zealand nói trên Đài NBC.

6%

Theo báo cáo Phân tích xu hướng khu vực APEC (ARTA) mới nhất, các nền kinh tế APEC dự kiến sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay và sẽ ổn định ở mức 4,9% vào năm 2022.

Báo cáo cho biết tăng trưởng giữa các nền kinh tế thành viên tiếp tục phân hóa và duy trì sự không chắc chắn.

Theo ARTA, tăng trưởng về khối lượng và giá trị thương mại hàng hóa tăng tốc ở mức hai con số trong nửa đầu năm nay nhờ sự phục hồi trong hoạt động kinh tế. Giao dịch hàng hóa liên quan đến COVID-19 như dược phẩm, thiết bị viễn thông và máy tính tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

Khai mạc APEC 2021: Hồi sinh các mao mạch nền kinh tế Khai mạc APEC 2021: Hồi sinh các mao mạch nền kinh tế

TTO - Đẩy mạnh phục hồi bao trùm và bền vững là một trong những ưu tiên của New Zealand, nước chủ nhà APEC 2021.

TRẦN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp