Sự kiện ngoại giao quan trọng nhất của Việt Nam năm 2017
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) thành lập tháng 11-1989 tại thủ đô Canberra của Úc, với 12 thành viên (Úc, Brunei, Canada, Indonesia, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Mỹ); năm 1991 thêm 3 thành viên (Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong); năm 1993 thêm 2 thành viên (Mexico, Papua New Guinea); năm 1994 thêm Chile; 1998 thêm 3 thành viên (Peru, Nga và Việt Nam).

Ý tưởng về APEC lần đầu tiên đề cập công khai trong diễn văn của Thủ tướng Úc Bob Hawke tại Seoul (Hàn Quốc) vào ngày 31-1-1989.

Người đứng đầu chính phủ của tất cả thành viên APEC gặp nhau mỗi năm một lần trong một kỳ họp thượng đỉnh được gọi là "Hội nghị Lãnh đạo APEC", được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. APEC nổi tiếng với truyền thống yêu cầu các nhà lãnh đạo xuất hiện trước công chúng trong quốc phục của nước chủ nhà.
Đại diện 39% dân số thế giới, đóng góp 57% GDP và 47% thương mại toàn cầu.
Cơ chế hoạt động: gồm Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng (HNBT) Ngoại giao - Kinh tế, các HNBT chuyên ngành và Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM).
Đại diện 39% dân số thế giới, đóng góp 57% GDP và 47% thương mại toàn cầu.
Cơ chế hoạt động: gồm Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng (HNBT) Ngoại giao - Kinh tế, các HNBT chuyên ngành và Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM).
Cơ chế hoạt động: gồm Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng (HNBT) Ngoại giao - Kinh tế, các HNBT chuyên ngành và Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM).

Người đứng đầu chính phủ của tất cả thành viên APEC gặp nhau mỗi năm một lần trong một kỳ họp thượng đỉnh được gọi là "Hội nghị Lãnh đạo APEC", được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. APEC nổi tiếng với truyền thống yêu cầu các nhà lãnh đạo xuất hiện trước công chúng trong quốc phục của nước chủ nhà.

Bộ máy giúp việc gồm 4 Ủy ban, các nhóm công tác, nhóm chuyên gia, diễn đàn, đối thoại và đối tác chính sách và Ban Thư ký APEC hoạt động thường trực, trụ sở tại Singapore.
  • APEC ra đời với tư cách là một nhóm đối thoại không chính thức cấp Bộ trưởng với 12 thành viên.
  • Hội nghị đầu tiên của các nhà Lãnh đạo APEC tại Đảo Blake, bang Washington, xác định Tầm nhìn APEC là “ổn định, an ninh và thịnh vượng cho người dân”.
  • APEC đề ra các Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư ở châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và vào năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển.
  • APEC thông qua Chương trình hành động Osaka (OAA), tạo khuôn khổ thực hiện các Mục tiêu Bogor thông qua tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi kinh doanh và các hoạt động theo lĩnh vực, nhấn mạnh đối thoại chính sách, hợp tác kinh tế và kỹ thuật.
  • APEC thông qua Kế hoạch hành động Manila về APEC (MAPA), đề ra các biện pháp tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư nhằm đạt các Mục tiêu Bogor. Lần đầu tiên APEC tổng hợp Kế hoạch hành động chung và Kế hoạch hành động quốc gia, đề ra cách thức để đạt các mục tiêu thương mại tự do.
  • APEC thông qua khuyến nghị về Sáng kiến tự do hóa tự nguyện sớm (EVSL) trong 15 lĩnh vực, và quyết định Chương trình hành động quốc gia sẽ được cập nhật hàng năm.
  • APEC nhất trí 9 lĩnh vực đầu tiên trong Sáng kiến tự do hóa tự nguyện sớm theo lĩnh vực (EVSL), và tìm kiếm đồng thuận về EVSL với các thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) không phải là thành viên của APEC.
  • APEC cam kết thực thi thương mại không giấy tờ vào năm 2005 đối với các nền kinh tế phát triển và vào năm 2010 đối với các nền kinh tế đang phát triển. APEC thông qua Kế hoạch Thẻ đi lại doanh nhân APEC, Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về thiết bị điện, và Khuôn khổ về hội nhập của phụ nữ trong APEC.
  • APEC thành lập Chương trình hành động quốc gia điện tử (e-IAP), đưa các chương trình hành động quốc gia lên mạng, và cam kết thực hiện Kế hoạch hành động vì kinh tế mới, với một trong các mục tiêu là tăng gấp 3 lần khả năng tiếp cận Internet trong toàn khu vực APEC vào năm 2005.
  • APEC thông qua Thỏa thuận Thượng Hải, tập trung vào việc mở rộng Tầm nhìn APEC, làm rõ Lộ trình thực hiện mục tiêu Bogor và củng cố các cơ chế triển khai. APEC thông qua Chiến lược APEC điện tử, đề ra chương trình nghị sự tăng cường cấu trúc và thể chế thị trường, tạo thuận lợi cho đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ cho giao dịch trực tuyến, và khuyến khích tinh thần kinh doanh và nâng cao năng lực. APEC cũng thông qua Tuyên bố đầu tiên về chống chủ nghĩa khủng bố.
  • APEC thông qua Kế hoạch hành động thuận lợi hóa thương mại, chính sách về thương mại và kinh tế số và các tiêu chuẩn về minh bạch hóa. Các nhà Lãnh đạo APEC cũng ra Tuyên bố lần thứ 2 về chống khủng bố và thông qua Sáng kiến thương mại an toàn trong khu vực APEC (STAR).
  • APEC nhất trí tạo động lực mới cho Vòng đàm phán Doha, nhấn mạnh tính bổ trợ giữa các hiệp định thương mại song phương và khu vực, giữa các Mục tiêu Bogor và hệ thống thương mại đa phương trong khuôn khổ WTO. APEC không chỉ thúc đẩy sự thịnh vượng của các nền kinh tế thành viên mà còn tăng cường an ninh cho người dân ở châu Á – Thái Bình Dương. APEC kêu gọi có hành động cụ thể chống lại các nhóm khủng bố, loại bỏ mối đe dọa của vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng như các mối đe dọa an ninh khác. Các thành viên APEC thông qua Kế hoạch hành động về bệnh dịch SARS và Sáng kiến an ninh y tế nhằm tăng cường bảo đảm an ninh con người. APEC cũng tăng cường các nỗ lực xây dựng các nền kinh tế tri thức, thúc đẩy hệ thống tài chính hiệu quả và bền vững và tăng cường cải cách cơ cấu.
  • APEC đưa ra tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ những tiến bộ đạt được trong Chương trình nghị sự phát triển Doha và đặt thời hạn đạt kết quả đột phá trong đàm phán vào tháng 12/2005, dịp diễn ra Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 6. APEC thông qua Bộ kinh nghiệm điển hình về Hiệp định thương mại khu vực (RTAs) và Hiệp định thương mại tự do (FTAs), Sáng kiến Santiago về thương mại mở rộng và Khuôn khổ bảo mật dữ liệu. APEC tái khẳng định cam kết chống chủ nghĩa khủng bố và có thêm các biện pháp đối với vấn đề này thông qua việc xác định các yếu tố chủ chốt tạo nên hệ thống kiểm soát xuất khẩu hiệu quả; hình thành các hướng dẫn về kiểm soát hệ thống phòng không vác vai (MANPADS) và tiếp tục triển khai sáng kiến STAR về Thương mại an toàn trong khu vực. APEC đưa ra cam kết chính trị về chống tham nhũng và bảo đảm tính minh bạch, thông qua các biện pháp cụ thể để thực hiện điều này.
  • APEC thông qua Lộ trình Busan, hoàn thành rà soát giữa kỳ cho thấy APEC đi đúng lộ trình thực hiện các mục tiêu Bogor và Khuôn khổ bảo mật thông tin cá nhân. APEC đưa ra Tuyên bố riêng ủng hộ Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 6 tại Hong Kong (Trung Quốc), và nhất trí ứng phó với các nguy cơ về dịch bệnh, tiếp tục chống lại chủ nghĩa khủng bố có thể gây ra bất ổn kinh tế sâu sắc trong khu vực.
  • Các nhà Lãnh đạo APEC thông qua Kế hoạch hành động Hà Nội chỉ ra các hành động cụ thể và dấu mốc thực hiện các mục tiêu Bogor và hỗ trợ các biện pháp xây dựng năng lực giúp các nền kinh tế APEC. APEC cũng đưa ra tuyên bố về Chương trình nghị sự phát triển Doha với các kết quả cao và cân bằng. Nhằm đặt ra ưu tiên trong chương trình nghị sự, APEC đã đưa ra biện pháp tiếp cận chiến lược cải tổ các nhóm công tác và củng cố Ban Thư ký.
  • Lần đầu tiên APEC đưa ra Tuyên bố về biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng và phát triển sạch, xác định phương hướng hỗ trợ các thỏa thuận về biến đổi khí hậu thông qua chương trình hợp tác triển khai. Các nhà Lãnh đạo cũng thông qua một báo cáo về Hội nhập kinh tế khu vực chặt chẽ hơn, trong đó có các sáng kiến cải cách cơ cấu, và hoan nghênh Kế hoạch thuận lợi hóa thương mại APEC, giúp giảm chi phí giao dịch thương mại thêm 5% nữa đến năm 2010.
  • Với chủ đề năm 2008 “Cam kết mới về phát triển châu Á – Thái Bình Dương”, APEC tập trung vào khía cạnh xã hội của thương mại và giảm khoảng cách giữa các thành viên phát triển và các thành viên đang phát triển. Nhằm giải quyết khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nhà Lãnh đạo ra tuyên bố Lima về kinh tế toàn cầu, cam kết thực hiện tất cả các biện pháp kinh tế và tài chính cần thiết nhằm khôi phục ổn định và tăng trưởng, loại bỏ chủ nghĩa bảo hộ và nỗ lực hơn nữa thúc đẩy đàm phán Doha.
  • APEC nỗ lực theo đuổi tăng trưởng cân bằng, bao trùm và bền vững trong lúc các nhà Lãnh đạo nhất trí kéo dài cam kết không đưa ra các biện pháp bảo hộ đến năm 2010. Hội nghị các quan chức cao cấp thương mại và tài chính chung lần đầu tiên được tổ chức nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng kinh tế. APEC đưa ra Khuôn khổ Kết nối Chuỗi cung ứng và Kế hoạch hành động thuận lợi hóa kinh doanh với mục tiêu đến năm 2015 sẽ giảm 25% chi phí, thời gian và thủ tục trong kinh doanh. Các nền kinh tế thành viên cũng bắt đầu xây dựng Kế hoạch hành động dịch vụ APEC và Chương trình công tác dịch vụ và hàng hóa môi trường.
  • APEC đưa ra tuyên bố Tầm nhìn Yokohama, trong đó có lộ trình xây dựng cộng đồng APEC liên kết kinh tế, năng động và an toàn. Điều này bao gồm việc xây dựng một chiến lược tăng trưởng tổng thể và dài hạn. APEC hoàn tất đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu Bogor, đặc biệt trong lĩnh vực tự do hóa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, cũng như thuận lợi hóa thương mại. APEC xây dựng Chiến lược APEC về đầu tư và thông qua Chiến lược APEC mới về cải cách cơ cấu. APEC lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Bộ trưởng An ninh lương thực.
  • APEC đưa ra tuyên bố Honolulu, cam kết tiến hành các biện pháp cụ thể hướng tới một nền kinh tế khu vực không bị chia cắt, tập trung vào các mục tiêu chung về phát triển xanh, và thúc đẩy hợp tác và tiến tới thống nhất về quy tắc. Nhằm đạt được các mục tiêu này, APEC quyết tâm giảm thuế đối với các hàng hóa môi trường xuống 5% hoặc thấp hơn vào cuối năm 2015 tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của các nền kinh tế thành viên, không tính đến quan điểm của các thành viên APEC tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). APEC đặt ra mục tiêu giảm 45% cường độ sử dụng năng lượng chung của APEC vào năm 2035. APEC cam kết có những bước đi cụ thể triển khai thông lệ pháp lý tốt bảo đảm phối hợp nội bộ về các thủ tục pháp lý; đánh giá các tác động về pháp lý và tiến hành tư vấn cho người dân và doanh nghiệp.
  • Các nền kinh tế APEC đã thông qua Danh mục Hàng hóa môi trường APEC mang tính đột phá, đóng góp trực tiếp và tích cực đến các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. APEC coi minh bạch hóa là một trong những nội dung của thương mại và đầu tư thế hệ mới. Các nhà Lãnh đạo thông qua Chương mẫu về minh bạch hóa đối với các hiệp định thương mại khu vực (RTAs), và hiệp định thương mại tự do (FTAs).
  • APEC đã tạo động lực để hoàn tất đàm phán về gói Bali tại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 9 nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu. APEC thông qua gói các biện pháp tăng cường kết nối khu vực, trong đó có Kế hoạch dài hạn APEC về Phát triển và đầu tư cơ sở hạ tầng, ưu tiên các dự án đối tác công tư. APEC cũng đặt ra mục tiêu trao đổi 1 triệu sinh viên đại học đến năm 2020. APEC lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Bộ trưởng chung về Phụ nữ và Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs), đưa ra các định hướng khuyến khích doanh nghiệp nữ.
  • APEC cam kết thúc đẩy liên kết kinh tế khu vực sâu rộng hơn, thông qua lộ trình hiện thực hóa tầm nhìn Khu vực mậu dịch tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP). APEC sẽ tiến hành nghiên cứu chiến lược chung liên quan tới việc hiện thực hóa FTAAP. Lần đầu tiên, các thành viên sẽ thực thi kế hoạch tổng thể kết nối để có thể tăng cường kết nối cơ sở hạ tầng, thể chế và con người trong khu vực đến năm 2025. Nhằm đạt được tăng trưởng với giá trị gia tăng cao hơn, Thỏa thuận APEC về phát triển sáng tạo, cải cách kinh tế và tăng trưởng đưa ra những chính sách thúc đẩy sáng tạo, phát triển nguồn nhân lực và bền vững. Thừa nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, các nền kinh tế APEC nhất trí hành động tăng gấp đôi tỷ lệ năng lượng đến năm 2030 trong tổng thể năng lượng khu vực, trong đó có việc sản xuất năng lượng.
  • APEC nhất trí xây dựng nền kinh tế bao trùm trong nỗ lực nhằm giúp mọi thành phần xã hội có thể được hưởng các thành quả tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng không đồng đều và còn nhiều rủi ro, bất định, các nhà Lãnh đạo APEC nhất trí đề ra những chính sách nhằm tạo thuận lợi cho: (i) Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới; (ii) Xây dựng các cộng đồng bền vững và tự cường; (iii) Phát triển nguồn nhân lực; (iv) Thúc đẩy chương trình nghị sự hội nhập kinh tế khu vực. Các nhà Lãnh đạo bày tỏ ủng hộ mục tiêu tăng trưởng chất lượng, thông qua việc xây dựng mạng lưới hợp tác dịch vụ.
  • Lãnh đạo các nền kinh tế APEC tái khẳng định vai trò của thương mại quốc tế là một cơ chế để đạt được thay đổi tích cực về kinh tế và xã hội. APEC ủng hộ chương trình nghị sự hướng tới tăng trưởng bao trùm trước nỗ lực hình thành khu vực thương mại tự do tại Châu Á - Thái Bình Dương. Cụ thể, các Lãnh đạo APEC bày tỏ sự ủng hộ thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và chương trình nghị sự tăng trưởng, phát triển nguồn nhân lực, hiện đại hoá các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và tăng cường hệ thống thực phẩm khu vực. Để đạt được những mục tiêu này, APEC đã đưa ra các cam kết chính sách cho các thành viên hướng tới hội nhập kinh tế bền vững trong khu vực.
  • Chủ đề của APEC 2017 là “Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai”. Chủ đề này đề cao thành quả, dấu ấn Việt Nam năm 2017 góp phần tạo thêm “động lực mới” cho tăng trưởng và liên kết trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thương mại khu vực đang chậm lại. Việc đẩy mạnh liên kết kinh tế, quan hệ thương mại, đầu tư sâu rộng hơn, tăng cường nỗ lực chung để cải cách cơ cấu, phát huy mạnh mẽ vai trò doanh nghiệp vừa và nhỏ gắn với đổi mới, sáng tạo có ý nghĩa quan trọng để APEC nắm bắt những cơ hội mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và làn sóng thương mại toàn cầu lần thứ ba. Chủ đề cũng hàm ý mẫu số chung, mục tiêu dài hạn của APEC và châu Á – Thái Bình Dương về “vun đắp tương lai chung”: hòa bình, ổn định, tăng trưởng, liên kết và thịnh vượng, góp phần khẳng định vị thế của Diễn đàn.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
- xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp