15/11/2018 16:09 GMT+7

Áp-xe là gì?

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng
Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Áp-xe có thể phát triển ở các bộ phận khác nhau của cơ thể. Phẫu thuật có thể là cần thiết để dẫn lưu mủ. Bạn cũng có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh.

Áp-xe là gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: nhs.uk

Áp-xe là gì và nguyên nhân gây ra áp-xe?

Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn làm cho hệ miễn dịch hoạt hoá các tế bào bạch cầu và các chất hoá học để đề kháng. Trong "cuộc chiến" đó nhiều tế bào vi khuẩn và bạch cầu bị chết tạo thành một chất lỏng đặc còn gọi là mủ. Một số vi khuẩn như vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) và liên cầu khuẩn sinh mủ (Streptococcus pyogenes) có nhiều khả năng tạo mủ hơn vì chúng sinh ra độc tố có thể gây tổn thương các mô của cơ thể. Một khoang chứa đầy mủ có thể được hình thành gọi là ổ tụ mủ hay áp-xe. Áp-xe sẽ phát triển lớn hơn nếu tình trạng nhiễm trùng không được kiểm soát.

Nơi nào bị hình thành áp-xe?

Hầu hết các ổ áp-xe hình thành dưới da. Một ổ mụn nhọt là ví dụ phổ biến nhất. Trong trường hợp này, lỗ chân lông bị nhiễm trùng và phát triển thành ổ áp-xe nhỏ. Tuyến tiết xuất ở cửa âm đạo có thể bị nhiễm trùng và phát triển thành áp-xe tuyến Bartholin. Các triệu chứng của một áp-xe da bao gồm sưng, nóng, đỏ, đau tại vùng bị ảnh hưởng.

Bên trong cơ thể. Áp-xe đôi khi được hình thành bên trong cơ thể: Trong một cơ quan hoặc trong ở khoảng giữa các cơ quan. Nhiều triệu chứng khác nhau có thể xảy ra tùy thuộc vào vị trí của áp-xe. Nhiễm trùng trong gan có thể dẫn đến áp-xe gan. Siêu âm, chụp CT hoặc MRI có thể giúp việc chẩn đoán áp-xe. Nhiễm trùng trong nướu răng hoặc răng có thể dẫn đến một áp-xe nướu răng.

Những người nào bị áp-xe?

Đa số áp-xe da thường xảy ra ở những người còn có vẻ khỏe mạnh. Thông thường không có nguyên nhân tiềm ẩn rõ rệt, và không có vấn đề phát sinh sau khi áp-xe biến mất. Bác sĩ có thể kiểm tra lượng đường trong máu và nước tiểu của bạn, vì áp-xe có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn ở những người bị bệnh đái tháo đường. Áp-xe dưới da hay tái phát có thể là dấu hiệu đầu tiên của các vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch.

Áp-xe bên trong cơ thể thường xảy ra ở những người đã bị bệnh, hoặc ở những người mà hệ miễn dịch bị suy yếu. Ví dụ, một áp-xe phổi có thể hình thành sau một cơn viêm phổi, áp-xe não có thể hình thành sau chấn thương đầu làm thủng lớp bảo vệ bên ngoài não.

Điều trị áp-xe như thế nào?

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng và mủ cũng cần phải được dẫn lưu ra ngoài khi cần thiết. Áp-xe dưới da cần trải qua một ca mổ nhỏ (tiểu phẫu) để rạch da và ép hoặc dẫn lưu mủ ra ngoài. Khi da lành sẽ hình thành sẹo. Áp-xe bên trong cơ thể yêu cầu ca mổ lớn hơn (đại phẫu) để dẫn lưu mủ ra ngoài. Các kỹ thuật khác nhau được đề nghị và lựa chọn tùy vào vị trí áp-xe.

Điều gì sẽ xảy ra nếu áp-xe không được điều trị?

Một ổ áp-xe dưới da bình thường sẽ vỡ lên bề mặt da và cho chảy mủ ra ngoài. Điều này có thể xảy ra khi áp-xe trở nên to hơn và gây đau nhiều hơn. Vì vậy, thuốc kháng sinh và phẫu thuật thường là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, mụn nhọt nhỏ có thể bị vỡ và lành lại mà không cần điều trị. Áp-xe bên trong cơ thể mà không được điều trị thường rất nghiêm trọng. Bạn có khả năng bị bệnh rất nặng và việc điều trị thường là cần thiết.

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp