20/11/2023 16:56 GMT+7

Áp thuế tối thiểu toàn cầu thu được 14.600 tỉ, có lo nhà đầu tư nước ngoài kiện?

Chiều 20-11, Quốc hội thảo luận dự thảo nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung, theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.

Ông Vũ Tiến Lộc - Ảnh: Quochoi.vn

Ông Vũ Tiến Lộc - Ảnh: Quochoi.vn

Theo tờ trình trước đó của Chính phủ, việc áp dụng nghị quyết này sẽ giúp Việt Nam tăng thu ngân sách với khoản thuế tương đương khoảng 14.600 tỉ đồng.

Nhất trí cao với việc ban hành nghị quyết, song đại biểu Vũ Tiến Lộc - chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế - cho rằng Quốc hội cũng cần phải ban hành thêm nghị quyết về các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để "yên lòng" các nhà đầu tư chiến lược và giao Chính phủ nghiên cứu chính sách cụ thể.

Thu thuế tối thiểu toàn cầu cần gắn chính sách ưu đãi đầu tư

Việc này đảm bảo duy trì môi trường đầu tư hấp dẫn để đáp ứng cùng một lúc cả hai mục tiêu là thúc đẩy được dòng vốn đầu tư chất lượng cao vào nền kinh tế nước ta, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, đồng thời không vi phạm các cam kết quốc tế, không đi ngược với xu thế hội nhập.

Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là khi Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu, các nhà đầu tư có thể khiếu kiện hay không và kiểm soát việc này thế nào? 

Theo ông Lộc, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kiện, nhưng trong trường hợp khiếu kiện, các công ty đa quốc gia cũng gặp khó khăn trong chứng minh thiệt hại do chính sách thuế. 

"Khi doanh nghiệp khiếu kiện phải nộp thuế bổ sung ở Việt Nam thì lập tức họ có nguy cơ phải nộp khoản thuế đó ở nước ngoài, dù chưa biết thắng hay thua. Điều này sẽ giảm thủ tục khởi kiện của các công ty đa quốc gia. Quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu có hình thức ngăn chặn, làm giảm động lực khi nhà đầu tư có ý định khởi kiện" - ông Lộc đề nghị cần sẵn sàng lập luận này khi nhà đầu tư có thể khiếu kiện. 

Cũng băn khoăn vấn đề này, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) chỉ ra theo quy định của Luật Đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có thể khiếu kiện để tiếp tục được hưởng ưu đãi và nộp thuế tối thiểu toàn cầu tại nước mẹ. 

Nếu thực hiện theo nguyên tắc này thì nội dung dự thảo nghị quyết lại trái với quy định thuế tối thiểu toàn cầu của OECD. Do đó, mặc dù tờ trình cho rằng khả năng khiếu kiện là không cao, nhưng với trường hợp nhà đầu tư nộp thuế tối thiểu toàn cầu ở nước mẹ, thì khả năng khiếu kiện vẫn hiện hữu. 

Vì vậy, đại biểu Thúy đề nghị cần có quy định chi tiết hơn để giảm thiểu khả năng khiếu kiện của nhà đầu tư nước ngoài khi bị điều tiết thuế này tại Việt Nam và xác định nguyên tắc trong trường hợp phát sinh kiện tụng.

Làm rõ giải quyết tranh chấp, khiếu kiện

Cũng bày tỏ lo lắng về việc phát sinh tranh chấp, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) đặt câu hỏi là trong trường hợp phát sinh tranh chấp, việc giải quyết sẽ theo quy định nào và tổ chức, cơ quan nào xử lý.

"Giải quyết tranh chấp là theo luật Việt Nam hay luật quốc tế, là thẩm quyền chuyên biệt tòa án Việt Nam hay tòa án quốc tế. Quy định giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án, cần phải được xác định rõ" - ông Nghĩa nêu. 

Thêm nữa, trường hợp có khả năng tranh chấp, nhà đầu tư có thể chọn đóng thuế chỗ khác, khiến Việt Nam có thể mất nguồn thu này. Vì vậy, ông Nghĩa cho rằng cần có cơ chế xử lý để tránh xung đột với quy định của Luật Đầu tư.

“Đề nghị Chính phủ cần sớm nghiên cứu soạn thảo ban hành hướng dẫn chi tiết về nghị định này để nhà đầu tư không phải chờ đợi lâu, họ sắp xếp đầu tư và sắp xếp sổ sách kế toán và các cơ quan của ta cũng lo tiếp cận các vấn đề mới, tránh những băn khoăn lo lắng” - ông Nghĩa nói.

Giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng việc ban hành nghị quyết này để xác định quyền đánh thuế và mang lại lợi ích cho đất nước.

Trước những lo ngại về việc nhà đầu tư có thể khởi kiện, ông Phớc cho hay khi Quốc hội ban hành nghị quyết này, các cơ quan Chính phủ sẽ làm việc với các doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế để chuẩn bị tinh thần, tránh việc khiếu kiện.

“Vì nếu không đóng thuế ở Việt Nam thì phải đóng ở nước ngoài, phức tạp hơn nhiều" - ông Phớc nói và cho biết thêm hiện các bộ ngành liên quan cũng đang xây dựng các văn bản hướng dẫn, đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư khi triển khai thực hiện.  

Ông lớn Vietcombank, MobiFone, Viettel, Hòa Phát bị ảnh hưởng ra sao khi áp thuế tối thiểu toàn cầu?Ông lớn Vietcombank, MobiFone, Viettel, Hòa Phát bị ảnh hưởng ra sao khi áp thuế tối thiểu toàn cầu?

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nói thuế tối thiểu toàn cầu không phải là điều ước quốc tế, không phải là cam kết quốc tế, không bắt buộc các quốc gia phải áp dụng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp