03/01/2022 09:54 GMT+7

Áo giáp 3 lớp sống 'bình thường mới'

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Quan sát những ngày gần đây, nhất là dịp đón năm mới 2022, có thể nói, nhịp sống đã hồi sinh, dù vẫn còn những thông tin gây lo lắng về số ca, biến thể, liên tục có khuyến cáo phải 5K, đẩy mạnh tiêm vắc xin...

Được như vậy là nhờ chúng ta đã có những vũ khí cần thiết để chống lại virus, đó là vắc xin, là 5K và điều mà mọi người mong chờ đó là thuốc điều trị...

Đến nay, chúng ta mới đi những bước đầu tiên để sống "bình thường mới". Học sinh ở nhiều nơi vẫn chưa đến trường. Tại Hà Nội, hàng quán ở "vùng cam" đã phải ngưng phục vụ tại chỗ. Người dân vẫn e ngại khi du lịch. Từ tháng 10-2021, số mắc COVID-19 tăng trở lại, số ca tử vong vẫn tăng.

Chúng ta đã trang bị cho người dân vắc xin nhờ "ngoại giao vắc xin" dày đặc và 1/2 lượng vắc xin còn lại là mua với kinh phí từ ngân sách và quỹ vắc xin. Đến nay, cả nước tiêm gần xong cho nhóm trẻ 12 - 17 tuổi và đang chạy đua phủ mũi 3 cho người từ 18 tuổi, dự kiến sẽ về trước kế hoạch.

Tuy nhiên, hiện mỗi ngày vẫn có trên dưới 16.000 ca mắc mới, có khoảng 6% chuyển nặng (theo thống kê của Bộ Y tế). Có lẽ con số này chưa dừng lại, chưa kể nếu biến thể Omicron xâm nhập, số mắc gia tăng nhanh hơn gây áp lực lên hệ thống y tế. 

Ca nhiễm có thể tăng, nhưng không thể để ca tử vong tăng theo tỉ lệ thuận. Vì thế, việc có đủ thuốc điều trị nhằm giảm số ca mắc chuyển nặng và số ca tử vong là mục tiêu phải đạt được. Phải lường đến tình huống virus vượt qua tấm khiên vắc xin thì người bệnh còn có thuốc để điều trị.

Chúng ta cũng đang gấp rút để có thuốc điều trị cho người bệnh. Ngày cuối cùng năm 2021, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành 2 nghị quyết tháo gỡ các nút thắt về pháp lý để thuốc điều trị COVID-19 sớm được sản xuất tại Việt Nam. Dự kiến ngày 5-1-2022, hội đồng chuyên môn sẽ họp để xem xét cấp 4 số đăng ký trong số 10 hồ sơ đã đệ trình lên Bộ Y tế.

Hiện đã có 5 quốc gia cho phép lưu hành thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir, một trong những thuốc mới phát minh điều trị COVID-19. Thông thường, ít nhất 6 tháng sau khi thuốc được đăng ký lưu hành tại nước sở tại mới có thể xem xét cấp phép lưu hành tại Việt Nam, nhưng thực tế phải lâu hơn nhiều thuốc mới vào được Việt Nam. 

Một cơ chế "đặc biệt" để nhiều loại thuốc điều trị COVID-19 khác cũng sẽ có mặt tại Việt Nam giúp ngành y tế có thêm "vũ khí" chống trả virus, người bệnh có cơ hội chiến thắng COVID-19.

Có thuốc, hy vọng sẽ chấm dứt tình trạng nhiều gia đình "đói thuốc" trị COVID-19 phải tự tìm mua thuốc theo đường xách tay với giá cao. Có thuốc, người bệnh sẽ được điều trị kịp thời. Chủ động được thuốc điều trị COVID-19, chúng ta bớt lo lắng khi nhịp sống "bình thường mới" trở lại trên mọi lĩnh vực mà đến nay vẫn còn ngập ngừng. Có thuốc, chúng ta có áo giáp 3 lớp để phòng chống COVID-19: 5K, vắc xin và thuốc điều trị. 

Trách nhiệm của Bộ Y tế là sớm cho phép sản xuất và thuốc điều trị phải sớm đến các cơ sở y tế. Nhưng cũng đừng chủ quan, phòng chống (với 5K và vắc xin) vẫn là quan trọng bởi một khi đã dùng đến thuốc cũng là thêm việc cho hệ thống y tế. Có thuốc để mọi người vững tâm trở lại "bình thường mới", nhưng đừng thêm áp lực lên hệ thống y tế.

'Bình thường mới' ra sao để vẫn an toàn mùa lễ, Tết?

TTO - Làm thế nào để phòng ngừa COVID-19 nói chung, biến thể Omicron nói riêng, trong điều kiện 'bình thường mới', nhất là dịp lễ Tết sắp đến? Học sinh tiểu học sắp đi học trở lại, cần chuẩn bị gì để đảm bảo an toàn?

LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp