Do nội dung này chỉ có 5 VĐV đăng ký thi đấu nên Ánh Viên cùng các đối thủ được vào thẳng lượt bơi chung kết. Tuy nhiên, Ánh Viên cũng gặp thử thách không nhỏ bởi sự có mặt của nhà vô địch thế giới Hosszu Katinka (Hungary) cùng nhiều đối thủ mạnh khác.
Ánh Viên đã nhập cuộc tự tin ở nội dung sở trường của mình. Trong 100m đầu tiên (bơi bướm), Ánh Viên làm ngạc nhiên khá nhiều người khi vượt lên dẫn đầu hơn Hosszu Katinka đến 0,48 giây. Sau đó, đường bơi tiếp tục chứng kiến cuộc so kè tay đôi giữa hai VĐV này. Phải đến nội dung bơi ếch sở trường (từ 200m đến 300m), Hosszu Katinka mới bứt lên trước so với Ánh Viên.
Kết quả, VĐV người Hungary Hosszu Katinka đã chạm mức đầu tiên, đoạt HCV với thời gian 4 phút 36,25 giây. Ánh Viên đoạt HCB với thời gian 4 phút 40,79 giây, hơn người đoạt HCĐ Lara Grangeon gần 1 giây. Dù đây chưa phải thành tích bơi 400m hỗn hợp cá nhân tốt nhất sự nghiệp của Ánh Viên (cô từng bơi 4 phút 38,78 giây tại Giải bơi lội vô địch thế giới 2015) nhưng vẫn khiến người hâm mộ VN hài lòng.
Ở nội dung 400m tự do, Ánh Viên phải dừng bước từ vòng đấu loại khi chỉ xếp hạng 15 với thời gian 4 phút 24,77 giây, kém rất xa kỷ lục quốc gia mà Ánh Viên thiết lập tại SEA Games 28 là 4 phút 08, 66 giây. Như vậy, Ánh Viên rời giải với 1 HCB (400m hỗn hợp cá nhân) và 1 HCĐ (200m hỗn hợp cá nhân).
Trước đó, VĐV Việt kiều Lê Nguyễn Paul đã xếp hạng 14 nội dung 50m ngửa nam với thời gian 26,73 giây và không lọt vào đợt bơi chung kết. Thành tích của Lê Nguyễn Paul kém 0,59 giây so với chính anh tại Giải bơi lội vô địch thế giới 2015.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận