Năm 2003, ba tôi có mua căn nhà nhưng lại để cho anh tôi đứng tên trên giấy chủ quyền nhà. Năm 2006 ba tôi bị tai biến qua đời. Hiện tại mẹ tôi vẫn còn sống và đang ở tại căn nhà trên nhưng bà cũng bị tai biến và không biết gì.
Tháng 6-2022, anh trai tôi bị bệnh và mất. Lúc này, vợ anh tôi bỏ mặc không chăm sóc mẹ tôi như lúc anh tôi còn sống và cũng không cho chị em tôi vào nhà, nếu muốn vào phải xin phép, khi nào cho thì mới được vào.
Tôi muốn hỏi tại sao chị em tôi không được vào chăm lo và thăm mẹ tôi, có luật nào quy định là con cái không được thăm cha mẹ không? Mặc dù hộ khẩu chị em tôi vẫn ở đó từ lúc ba tôi mua nhà cho đến nay.
Bạn đọc Ngọc Anh gửi câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.
Luật sư Lê Trung Phát trả lời:
Luật sư Lê Trung Phát
Căn cứ theo quy định về quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ theo quy định tại điều 70, điều 71 Luật hôn nhân gia đình 2014, con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật.
Trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Do đó, khi mẹ bệnh thì bạn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng như trên.
Hành động ngăn cản bạn vào nhà của chị dâu là hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con.
Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 56 nghị định 144/2021/NĐ-CP, với số tiền phạt từ 5 triệu đồng - 10 triệu đồng. Vì vậy, bạn có thể làm đơn ra UBND phường để được hỗ trợ.
Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn
Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.
Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ [email protected].
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận