Song điều này lại gây khó khăn cho việc thu hút các lao động nước ngoài làm các công việc có mức lương thấp tại xứ sở sương mù.
Với chi phí trung bình một năm khoảng 13.500 bảng Anh cho bậc đại học, sinh viên Trung Quốc đã tiết kiệm khoảng 13% chi phí trong vòng 6 tháng kể từ sau quyết định của Anh rời khỏi EU (Brexit), trong khi nếu thanh toán bằng USD thì khoản tiết kiệm sẽ vào khoảng 17%.
Sinh viên đến từ Nam Phi tiết kiệm được nhiều nhất, khoảng 20%. Những con số trên chưa bao gồm ảnh hưởng của tỷ giá lên chi phí sinh hoạt.
Điều này có thể giúp nước Anh cải thiện khả năng thu hút sinh viên quốc tế trong bối cảnh số lượng sinh viên nước ngoài nhập học ở nước này giảm gần 25%, xuống còn 134.000 người trong vòng 12 tháng tính đến tháng 9 năm 2016.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Tổ chức quan sát nhập cư Oxford Migration Observatory (OMO), việc đồng bảng yếu đi đang gây khó khăn đối với lực lượng lao động nhập cư tới Anh, đặc biệt là trong những ngành nghề có mức lương thấp.
Phân tích của OMO cho thấy lao động từ Ba Lan bị mất gần 10% thu nhập khi đổi tiền lương từ bảng Anh sang đồng zloty trong thời gian 6 tháng sau cuộc trưng cầu ý dân. Trong khi đó, thu nhập của người lao động Ấn Độ cùng thời gian này cũng giảm gần 15%.
Giám đốc của OMO, Carlos Vargas-Silva cho biết trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, các công ty đang phải tăng lương để thu hút người lao động Đông Âu.
Các trang trại và công ty chế biến thực phẩm gặp không ít khó khăn trong việc tuyển lao động Đông Âu. Theo ông Carlos Vargas-Silva, tiền tệ và tỷ giá chỉ là một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc di cư, "nhưng nếu bạn đến một quốc gia khác để làm việc thì giá trị đồng bản tệ và số tiền bạn có thể gửi về quê nhà lại mang ý nghĩa quan trọng đối với quyết định lựa chọn nơi bạn đến".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận