06/03/2019 14:46 GMT+7

Ánh sáng xanh có thể là nguyên nhân gây mù lòa

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, ánh sáng xanh có thể gây hại cho mắt và có liên quan đến việc thoái hóa điểm vàng.

Ánh sáng xanh có thể là nguyên nhân gây mù lòa - Ảnh 1.

Cùng với các thiết bị điện tử, ánh sáng xanh ngày càng phổ biến hơn. Ảnh: independent.co.uk

Ngày nay khi các thiết bị số ngày càng trở lên phổ biến, thì sự phổ cập của ánh sáng xanh cũng ngày càng phát triển hơn. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, ánh sáng xanh có thể gây hại cho mắt và có liên quan đến việc thoái hóa điểm vàng. Nhưng trước khi chia sẻ những thông tin về điều trên, chúng ta sẽ xem qua một lượt về cấu trúc mắt và những dưỡng chất cần thiết cho mắt.

Làm thế nào để nhìn?

Khả năng nhìn xảy ra như là sự thu thập thông tin của các cấu trúc của mắt, kết nối với nhau và gửi thông tin đến não bộ. Một trong những cấu trúc đó là điểm vàng, một khu vực rộng chưa đầy 2mm, nằm ở phía sau mắt. Điểm vàng nằm giữa võng mạc và được tạo nên bởi các tế bào nhạy với ánh sáng được gọi là tế bào nón và tế bào que, cần thiết cho thị lực trung tâm.

Ánh sáng truyền qua giác mạc có hình vòm bao phủ lên các cấu trúc khác của mắt giúp bẻ cong ánh sáng thông qua đồng tử và hội tụ vào thấu kính. Thấu kính sẽ giúp tập trung hình ảnh trên võng mạc. Các mô nhạy cảm với ánh sáng giúp chuyển đổi ánh sáng thành các điện tử có thể truyền tải thông qua dây thần kinh và tới não bộ - nơi xử lý thông tin. Và đó là cách bạn nhìn thấy mọi thứ.

Ánh sáng truyền qua mắt là một một chuỗi những thứ có thể nhìn thấy và đôi khi là tia sáng không nhìn thấy. Ánh sáng mặt trời là một dải sóng bao gồm các bước sóng ánh sáng màu đỏ, cam vàng, xanh lá cây và xanh da trời tùy thuộc vào năng lượng và độ dài sóng. Khi kết hợp với nhau chúng tạo ra ánh sáng trắng hay chính là ánh sáng mặt trời.

Không có những tế bào nhạy cảm với ánh sáng đó, các thông tin mắt nhìn thấy sẽ không có biểu hiện gì với các phản ứng sinh hóa. Những đáp ứng sinh hóa này xảy ra được, một phần là nhờ có các phân tử retinol (tiền vitamin A).

Ánh sáng xanh có thể gây thoái hóa điểm vàng

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử có thể gây ra thoái hóa điểm vàng. Theo các nhà nghiên cứu, ánh sáng xanh có ảnh hưởng đến phân tử retinol và kết quả là gây chết các tế bào nhạy cảm ánh sáng ở võng mạc.

Trong khi thoái hóa điểm vàng là một bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra ánh sáng xanh thực sự đầu độc các tế bào nhạy cảm ánh sáng.

Thoái hóa điểm vàng là gì?

Thoái hóa điểm vàng là một tình trạng bệnh xảy ra ở võng mạc khi điểm vàng bị phá hủy. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực và ảnh hưởng đến gần 10 triệu người cao tuổi tại Mỹ. Con số này nhiều hơn rất nhiều so với những người bị tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể cộng lại với nhau. Khi bị mắc bệnh, thị lực trung tâm sẽ suy giảm và không thể nhìn thấy rõ các chi tiết, dù bạn có nhìn xa hay gần.

Tuy nhiên, thị lực ngoại vi hay thị lực phía bên vẫn giữ nguyên. Ví dụ nếu bạn nhìn vào một chiếc đồng hồ có kim, bạn sẽ chỉ nhìn được số chứ không nhìn được kim đồng hồ chạy. Có hai loại thoái hóa điểm vàng, đó là thoái hóa điểm vàng khô và thoái hóa điểm vàng ướt. Thoái hóa khô thường gặp hơn, chiếm khoảng 80% số ca bị thoái hóa điểm vàng.

Thoái hóa điểm vàng khô xảy ra khi một phần của điểm vàng trở nên mỏng hơn so với tuổi và thu nhỏ lại tạo ra lớp vẩn đục trước mắt. Dạng ướt ít phổ biến hơn nhưng lại nguy hiểm hơn. Bệnh xảy ra trong trường hợp các mạch máu phát triển mạnh trong võng mạc, rồi chảy máu và dịch gây sẹo ở điểm vàng và nhanh chóng làm suy giảm thị lực.

Đôi khi bạn không nhận thấy bệnh cho đến khi bạn nhìn mọi vật quá mờ, không nhìn thấy màu sắc, nhìn thẳng thành cong hoặc toàn bộ là một màu khi mất thị lực hoàn toàn. Các yếu tố nguy cơ của bệnh gồm có:

- Thừa cân;

- Là người da trắng;

- Hút thuốc lá;

- Trên 50 tuổi;

- Gia đình đã có người mắc bệnh này;

- Mắc bệnh tim.

Vitamin E có thể giúp giảm bớt tác hại của ánh sáng xanh

Thật may mắn là vitamin E có thể ngăn chặn tác dụng của ánh sáng xanh đến các tế bào nhạy ánh sáng. Tuy nhiên tuổi càng cao và hệ miễn dịch suy yếu sẽ càng hạn chế tác dụng này.

Vitamin E tồn tại trong tự nhiên dưới dạng alpha-tocopherol và xuất hiện trong các thực phẩm như hạt hướng dương, hạnh nhân, rau chân vịt, cải cầu vồng, bơ quả, củ cải xanh, lá củ cải.

Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng

Ngăn chặn ánh sáng xanh là cách để giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin E cũng giúp bạn ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh.

Đeo kính chặn ánh sáng xanh: Chặn ánh sáng xanh giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học trong giấc ngủ, giảm thiểu những tác hại của những tia sóng chứa nhiều năng lượng đến điểm vàng. Cách đơn giản để chặn bớt một phần ánh sáng xanh đó là đeo kính sau 7h tối. Nếu bạn buộc phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử cả ngày thì hãy đeo kính sau trưa.

Tải phần mềm chặn ánh sáng xanh: Iris là một phần mềm khá tốt trong việc lọc ánh sáng xanh giúp bạn. Sử dụng phần mềm rồi thì bạn không cân phải đeo kính lọc nữa.

Thay thế đèn led bằng bóng đèn sợi đốt: Mặc dù đèn led giúp tiết kiệm điện nhưng chúng lại tạo ra ánh sáng xanh vì thế hãy cố gắng có 1 đến 2 bóng đèn sợi đốt ở trong nhà bạn, chí ít là bàn làm việc.

Ngủ trong bóng tối hoàn toàn: Giúp bạn bảo vệ mắt khỏi ánh sáng vào buổi tối dù chỉ trong thời gian ngắn cũng giúp bảo về mắt sâu hơn.

Thực phẩm bảo vệ mắt: Bạn có thể giúp bảo vệ mắt bằng cách tiêu thụ thực phẩm giàu vi chất hơn, đặc biệt là omega-3 giúp bảo vệ cấu trúc tế bào và bảo vệ thị lực. Trong khi đó những thực phẩm tươi chứa nhiều anthocyamin và bioflavonoid cũng giúp bảo vệ tế bào khỏi tác động của các gốc oxy hóa tự do.


Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp