Phóng to |
Dự án quan sát cơn bão Mặt trời bằng kính viễn vọng Hi-C được Trung tâm khoa học vũ trụ Mỹ (NASA) và Trung tâm vật lý thiên thể Harvard, Smithsonian thực hiện.
Các chuyên gia tiết lộ cơn bão Mặt trời mà họ quan sát được có cấu trúc cao khoảng 145km, với quầng Mặt trời nóng đến 4 triệu độ C. Quầng Mặt trời có nhiệt độ lớn như vậy là do những dãi từ tính nhỏ nằm bên ngoài vùng khí quyển Mặt trời quấn lẫn nhau bởi các tác động của dòng xoáy plasma trên bề mặt Mặt trời.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Nature. Theo tiến sĩ Johnathan Cirtain thuộc NASA, kết quả hiện tại thể hiện rõ ràng cơ chế của quá trình đốt nóng ở vùng khí quyển bên ngoài Mặt trời.
Trong tương lai, các nhà khoa học sẽ cho phóng tàu vũ trụ lên quỹ đạo, mang theo thiết bị quang phổ tia cực tím trang bị hiện đại để hỗ trợ Hi-C. Cả hai sẽ có nhiệm vụ cung cấp số liệu căn bản về mật độ, nhiệt độ, trường vận tốc của huyết tương hay bất kỳ sự bất ổn nhỏ nào, đồng thời có khả năng đo các dấu hiệu của các hạt cấu thành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận