11/06/2021 10:06 GMT+7

Anh, Mỹ ký thỏa thuận biểu tượng theo tinh thần Churchill, Roosevelt

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Anh và Mỹ đã ký một “Hiến chương Đại Tây Dương” mới nhằm củng cố quan hệ hợp tác thương mại, đi lại, và công nghệ. Đây được xem là thỏa thuận tham vọng, mang ý nghĩa biểu tượng giữa hai nước đồng minh thân thiết.

Anh, Mỹ ký thỏa thuận biểu tượng theo tinh thần Churchill, Roosevelt - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đến sân bay ở Cornwall, Anh, ngày 9-6 - Ảnh: REUTERS

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong 8 ngày (từ ngày 9 đến 16-6) với hoạt động quan trọng đầu tiên là dự Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc ngày 11-6 ở Cornwall, miền tây nam nước Anh.

Trong ngày 10-6, Tổng thống Biden gặp Thủ tướng Anh Boris Johnson. Hai nhà lãnh đạo đã đạt được một thỏa thuận mới được gọi là "Hiến chương Đại Tây Dương" mới, nhấn vào 8 lĩnh vực hợp tác giữa hai nước.

Hai bên nhấn mạnh thỏa thuận này được xây dựng “dựa trên những cam kết và nguyện vọng đặt ra cách đây 80 năm, khẳng định cam kết không ngừng của chúng tôi trong việc duy trì các giá trị lâu dài và bảo vệ chúng trước những thách thức mới và cũ”.

Các thỏa thuận này bao gồm cam kết nối lại việc đi lại giữa hai quốc gia, thúc đẩy thương mại, và một thỏa thuận "bước ngoặt" nhằm tạo điều kiện hợp tác giữa các công ty công nghệ của hai nước.

Các thỏa thuận cũng tập trung vào những thách thức hiện nay, như nguy cơ tấn công mạng, biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, các nỗ lực chấm dứt và phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Cuộc gặp của ông Biden và ông Johnson ngày 10-6 cũng công bố những ưu tiên chính sách nhằm thực thi các thỏa thuận nêu trên, trong đó có nỗ lực khôi phục việc đi lại giữa Anh và Mỹ càng sớm càng tốt.

Đây là gói thỏa thuận được xây dựng trên nền tảng tuyên bố chính sách từng được đưa ra dưới thời thủ tướng Winston Churchill và tổng thống Franklin D. Roosevelt năm 1941. Trong đó vạch ra mục tiêu chung của hai bên về một thế giới hậu chiến tranh.

Hiến chương Đại Tây Dương năm 1941 là những thỏa thuận nhằm thúc đẩy dân chủ, tự do thương mại, và tự do ngôn luận, đối đầu với Đức Quốc xã.

Hiến chương này mang tính biểu tượng rất lớn vì nó trực tiếp dẫn tới việc hình thành các tổ chức hậu chiến tranh như Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Với Mỹ, "Hiến chương Đại Tây Dương mới" sẽ là nước đi đáng chú ý trong hành trình đưa Mỹ trở lại và duy trì vị thế đầu tàu thế giới, liên kết chặt chẽ với các đồng minh thân cận như Anh.

Với người Anh, thỏa thuận này cũng mang tính biểu tượng rất lớn cho các kế hoạch tương lai của nước này sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Người Anh muốn tái khẳng định vị thế toàn cầu, khôi phục hình ảnh một siêu cường.

Global Times nói Global Times nói 'London ảo tưởng hào quang siêu cường', ngoại trưởng Anh lên tiếng

TTO - Ngoại trưởng Anh Dominic Raab giải thích rằng London vẫn cần hợp tác với Trung Quốc trong một số lĩnh vực, sau khi công bố chính sách ‘xoay trục’ sang Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

NHẬT ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp