02/11/2020 14:07 GMT+7

Anh: Chương trình kích cầu có thể là nguyên nhân bùng phát làn sóng dịch COVID-19

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Chương trình giảm giá đồ ăn tại các nhà hàng, đã giúp các nhà hàng ít nhiều vượt qua giai đoạn khó khăn song lại góp phần làm gia tăng làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Anh: Chương trình kích cầu có thể là nguyên nhân bùng phát làn sóng dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Thực khách dùng bữa tại một nhà hàng ở London, Anh, ngày 3/8/2020. Ảnh: telegraph.co.uk

Chương trình kích cầu của Chính phủ Anh, mang tên 'Eat out to help out' (tạm dịch là 'Ăn tiệm để vực dậy nền kinh tế'), giảm giá đồ ăn tại các nhà hàng, đã giúp các nhà hàng, quán cà phê, quán rượu ít nhiều vượt qua giai đoạn khó khăn do lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ nhất nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 hồi mùa Xuân, song lại góp phần làm gia tăng làn sóng lây nhiễm thứ hai. Trên đây là kết quả nghiên cứu vừa được Đại học Warwick của Anh công bố.

Trong tháng 8 vừa qua, Chính phủ Anh đã triển khai chương trình kích cầu mang tên "Eat out to help out" được áp dụng từ thứ Hai đến thứ Tư nhằm tái khởi động nền kinh tế và khuyến khích người dân chi tiêu trở lại sau đợt phong tỏa hồi mùa Xuân.

Theo chương trình này, Chính phủ Anh sẽ trợ giá tới 50% tổng hóa đơn chi trả cho các quán cà phê, nhà hàng hoặc quán rượu, tối đa 10 bảng/người (khoảng 13 USD). Thống kê cho thấy khoảng 100 triệu bữa ăn đã được trợ giá trong tháng 8. Hiệu quả của 'Eat out to help out' đã được chứng minh khi nhiều doanh nghiệp tiếp tục duy trì chương trình trợ giá này ngay cả khi nó đã kết thúc.

Nghiên cứu cho thấy, khoảng từ 8 - 17% 'ổ dịch' mới tại Anh có thể liên quan đến chương trình kích cầu trên. Sau khoảng 1 tuần triển khai chương trình 'Eat out to help out', số ca nhiễm mới đã gia tăng tại những khu vực có nhiều cửa hàng, cửa hiệu tham gia chương trình này. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy sau khi chương trình này kết thúc, những khu vực trên lại chứng kiến số ca nhiễm mới giảm.

Ông Thiemo Fetzer, Giáo sư kinh tế, chủ trì công trình nghiên cứu trên, nhấn mạnh chương trình rõ ràng là 'liệu pháp chữa lành' kinh tế, song mặt khác lại có thể là nguyên nhân khiến tình hình dịch bệnh trầm trọng hơn.

Nghiên cứu cũng cho thấy thách thức trong việc cân bằng giữa sức khỏe cộng đồng với tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Anh không công nhận kết quả trên của nghiên cứu.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp