Phóng to |
Android của Google đã tròn ba tuổi. |
Từ Linux đến Android
Vào tháng 7-2005, Google âm thầm mua lại Android Incorporated, một công ty nhỏ có trụ sở ở Palo Alto, California, Mỹ với tham vọng thôn tính lĩnh vực xây dựng nền tảng cho các thiết bị di động. Thời điểm ấy, giới công nghệ vẫn chưa biết gì về cái tên Android ngoài việc công ty này đang phát triển một hệ điều hành mới cho điện thoại cầm tay. Do đó Android vẫn được coi như là một thứ vũ khí bí mật của Google.
Sau khi về đầu quân cho Google, những nhân sự chủ chốt của Android Incorporated mà đứng đầu là Andy Rubin đã tiếp tục việc phát triển một nền tảng mang tên Android cho điện thoại dựa trên một phiên bản hiệu chỉnh lõi của hệ điều hành Linux.
Bên cạnh đó, Google cũng không ngừng thương thảo với hàng loạt các nhà sản xuất thiết bị di động và nhà phân phối để “trải thảm” cho đứa con cưng Android ra đời. Kết quả là OHA (Open Handset Alliance - Liên minh thiết bị cầm tay mở) quy tụ 34 tên tuổi lớn về sản xuất thiết bị di động, linh kiện, các công ty phần mềm và nhà cung cấp như T-Mobile, HTC, Qualcomm, Motorola, China Mobile,… đã cam kết sẽ sử dụng nền tảng Android, bao gồm: hệ điều hành, midleware (phần mềm máy tính có chức năng kết nối các thành phần phần mềm hoặc các ứng dụng với nhau) và một số các ứng dụng cơ bản.
Ngày 21-10-2008, hệ điều hành Android chính thức được lưu hành với giấy phép mã nguồn mở và bắt đầu cho những chuỗi thành tích ấn tượng sau này.
Cú bứt phá ngoạn mục mang tên Android
Phóng to |
Thị phần của các phiên bản Android tính tới tháng 11/2010. Số liệu từ Google. |
Ba năm qua, hệ điều hành Android không ngừng phát triển với việc cho ra đời các hàng loạt các phiên bản như Day One, Cupcake, Donut, Eclair (2.1), Froyo (2.2). Kho ứng dụng Android Market hiện đã lên đến con số 100.000 ứng dụng (và còn tăng lên từng ngày) với nhiều tiện ích miễn phí. Tính tới thời điểm hiện tại, có hơn 140 model smartphone trên toàn thế giới dùng hệ điều hành này.
Android phát triển nhanh đến mức khiến các ông lớn như Microsoft, RIM hay Apple đều phải “giật mình” khi bị vượt mặt trong một thời gian ngắn. Cụ thể, số smartphone sử dụng Android trong quý I năm 2010 là 10% trong tổng số smartphone được bán ra tại Mỹ, xếp trên Window Mobile, thua Nokia Symbian, RIM BlackBerry và Apple iPhone (theo số liệu của Canalys).
Đến quý III năm 2010, doanh số smartphone chạy Android tại Mỹ chiếm đến 43,6%, trong khi iOS của Apple chỉ đến 26,2 %, tức là tại Mỹ cứ một chiếc iPhone được bán ra thì sẽ có đến hai chiếc smartphone dùng Android đến tay người dùng!
Khác với Canalys, Nielsen Mobile lại công bố một kết quả khảo sát trong quý III cho thấy iOS của Apple vẫn trội hơn Android. Thị phần tại Mỹ của Android đang là 19% còn iOS chiếm đến 28%. Nhưng tốc độ tăng trưởng của Android từ quý IV năm 2009 đến quý III 2010 là gấp bốn lần, trong khi iOS bị “bão hòa” với mức tăng trưởng gần như dậm chân tại chỗ. Cho dù số liệu của Canalys và Nielsen Mobile không thống nhất, nhưng nhìn chung trong cuộc chiến giữa iOS và Android thì Android đã hoặc đang trên đà soán ngôi iOS, việc này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Phóng to |
Thị phần các hệ điều hành cho thiết bị di động tại Mỹ. Ảnh và số liệu từ Canalys. |
Nielsen Mobile cũng công bố một số liệu tương quan giữa độ tuổi người dùng với các hệ điều hành. Kết quả cho thấy ở độ tuổi từ 18 – 34, Android dẫn đầu với 50%, trong khi iOS là 43%. Ở các độ tuổi lớn hơn, tỉ lệ người dùng của iOS lại lớn hơn Android. Điều này cho thấy, một nửa trong số người dùng Android là giới trẻ và Android là hệ điều hành dành phù hợp với giới trẻ hơn Apple iOS.
Phóng to |
Mức tăng trưởng của Android tại Mỹ so với các hệ điều hành khác từ cuối năm 2009 đến nay - Ảnh: Nielsen |
Như vậy, dù chỉ mới là “đứa bé lên ba” nhưng Android đã làm được những điều mà các bậc đàn anh phải ngã mũ kính phục. Có thể nói chính đặc tính “mã nguồn mở” tận dụng được sức mạnh của cộng đồng phát, kết hợp những đầu tư khôn ngoan mang tính chiến lược của Google đã nhanh chóng đưa Android trở thành một thế lực lớn trong cuộc chiến hệ điều hành cho thiết bị cầm tay.
Phóng to |
Một nửa người dùng Android là giới trẻ - Ảnh: Nielsen |
Nói như vậy không phải Apple hay RIM không bằng Android bởi những nền tảng này cũng có những ưu thế riêng mà Android không có được, nhất là sau Android còn có những tân binh như Window Phone 7 và cả HP webOS 2 đang dần khẳng định vị thế.
Những nhà đồng sáng lập của Android chuyển sang làm việc tại Google gồm có Andy Rubin (đồng sáng lập công ty Danger[4]), Rich Miner (đồng sáng lập công ty Wildfire Communications[5]), Nick Sears (từng là phó chủ tịch của T-Mobile[6]), và Chris White (trưởng nhóm thiết kế và phát triển giao diện tại WebTV[7]). Khi đó, có rất ít thông tin về các công việc của Android, ngoại trừ việc họ đang phát triển phần mềm cho điện thoại di động.[3] Điều này tạo những tin đồn về việc Google có ý định bước vào thị trường điện thoại di động. |
Chuyên đề về Android tại NhipSongSo.Tuoitre.vn |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận