30/01/2006 11:08 GMT+7

Ăn và uống trong ngày Tết

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Theo Sức Khỏe & Đời Sống

Bạn không cần quá lo lắng về vệ sinh của bánh chưng, bánh tét, giò lụa vì chúng được gói kín trong nhiều lớp lá, được nấu trong nhiều giờ nên mức độ diệt khuẩn bên trong gần như hoàn toàn. Nhưng nếu để qua một tuần thì nên rán lại trước khi ăn.

f0tQsErs.jpgPhóng to
Bạn không cần quá lo lắng về vệ sinh của bánh chưng, bánh tét, giò lụa vì chúng được gói kín trong nhiều lớp lá, được nấu trong nhiều giờ nên mức độ diệt khuẩn bên trong gần như hoàn toàn. Nhưng nếu để qua một tuần thì nên rán lại trước khi ăn.

Các món ăn ngày Tết như thịt kho nước dừa, canh khổ qua nhồi thịt, lạp xưởng, bánh chưng, bánh tét, nem, dưa giá, củ kiệu, mứt bánh các loại… đều được chuẩn bị hoặc mua từ trước Tết, để ăn nhiều ngày. Nếu không bảo quản tốt, chúng sẽ là nơi thu hút ruồi nhặng, là môi trường phát triển tốt cho nấm mốc, vi khuẩn.

Lạp xưởng trước khi ăn đều được nướng, hấp hoặc chiên nên vấn đề nhiễm khuẩn ít đặt ra. Tuy nhiên, loại thực phẩm này và một số thực phẩm chế biến sẵn khác thường được cho thêm chất phụ gia. Màu đỏ của lạp xưởng không phải tự nhiên; có thể người ta đã cho vào đó muối kali nitrat hay còn gọi là diêm tiêu.

Bánh chưng, bánh tét, giò lụa được gói kín trong nhiều lớp lá, được nấu trong nhiều giờ nên sự diệt khuẩn bên trong gần như hoàn toàn. Bánh giò chỉ bị hư khi nhiễm nấm mốc, vi khuẩn từ bên ngoài vào, trong đó có loại nấm mốc thuộc họ Aspergillus và Penicillinum tiết ra độc tố rất có hại. Vì vậy, nếu thấy nấm mốc xuất hiện bên ngoài lá và bắt đầu lan vào trong, bánh có chỗ bị vữa thì phải bỏ. Bánh, giò lụa còn tốt nhưng đã để lâu hơn một tuần thì nên hấp hoặc chiên (rán) lại trước khi ăn.

Đối với thức uống, trà là loại được dùng nhiều trong dịp Tết. Trà đen được dùng phổ biến và người ta ghi nhận là nó tốt cho sức khỏe nếu dùng đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu trà có ảnh hưởng đến giấc ngủ thì không nên uống vào chiều tối mà nên uống vào buổi sáng.

Ngoại trừ các loại thức ăn, thức uống gây dị ứng, nói chung trong mấy ngày Tết, không có loại thức ăn thức uống nào "bị cấm" dùng. Tuy nhiên, có một số loại nên dùng hạn chế vì chứa quá nhiều đường (bánh mứt), quá nhiều chất béo (thức ăn chiên, rán)… Các loại nước giải khát, nước tăng lực, sirô chứa khá nhiều đường, tạo “năng lượng rỗng”, không nên dùng quá nhiều, nhất là đối với người cần kiêng đường.

Về phương diện dinh dưỡng, rượu là chất có hại cho cơ thể; độ cồn trong rượu càng cao, độ độc càng mạnh. Nếu uống rượu thường xuyên, nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn hại như dạ dày, gan, đặc biệt là hệ thần kinh. Khi uống rượu say xỉn dễ gây tai nạn giao thông, thậm chí thiếu kiềm chế dễ gây tội ác. Vì vậy, chỉ nên uống rượu, bia chừng mực, đủ để kích thích ăn ngon và vui vẻ với không khí Tết.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp