10/11/2015 08:29 GMT+7

An toàn trong trại tạm giữ, tạm giam: Luật có nhưng chưa yên tâm

VIỄN SỰ (viensu@tuoitre.com.vn)
VIỄN SỰ ([email protected])

TT - Bức cung nhục hình vẫn xảy ra ở giai đoạn tiền khởi tố. Dù không do người quản lý nhà giam thực hiện nhưng xảy ra tại nhà tạm giữ, tạm giam thì vẫn là lỗi của cơ quan tạm giữ, tạm giam.

Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) - Ảnh: V.D.
Đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) - Ảnh: V.D.
Trong khi cơ quan điều tra cấp huyện ở ngay đấy, nhà tạm giữ ở ngay đây thì sự độc lập cần phải suy nghĩ. Tạm giam là tạm giam, tạm giữ là tạm giữ, không lằng nhằng. Phải tách ra mới độc lập được

Mặc dù dự án Luật tạm giữ, tạm giam đã được chỉnh sửa theo hướng tách hoạt động điều tra khỏi hoạt động tạm giữ, tạm giam; thiết kế những chế định bảo đảm quyền con người cho người đang bị tạm giữ, tạm giam; tuy nhiên các đại biểu Quốc hội vẫn lo lắng.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) cho rằng mặc dù trại tạm giam cấp tỉnh do cơ quan thi hành án và hỗ trợ tư pháp công an cấp tỉnh quản lý cơ bản đã tách khỏi cơ quan điều tra cùng cấp, nhưng cơ quan quản lý thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp vẫn chịu sự quản lý của công an cấp tỉnh mà trực tiếp là lãnh đạo công an cấp tỉnh.

“Do đó tính minh bạch, tách bạch khỏi hệ thống trong mối quan hệ này với cơ quan điều tra cùng cấp chưa đủ khách quan” - ông Vinh lo ngại.

Tạm giữ, tạm giam phải độc lập với cơ quan điều tra

Tương tự, theo ông Vinh, nhà tạm giữ cấp huyện chỉ tách về mô hình, còn lực lượng làm việc vẫn thuộc cơ quan công an cấp huyện quản lý.

“Bức cung nhục hình vẫn xảy ra ở giai đoạn tiền khởi tố. Dù không do người quản lý nhà giam thực hiện nhưng lại xảy ra tại nhà tạm giữ, tạm giam thì vô ý hay cố ý vẫn là lỗi của cơ quan tạm giữ, tạm giam” - ông Vinh khẳng định.

Tiếp tục bàn về tính cần thiết của sự độc lập này, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cũng nói ông rất không yên tâm khi giao nhiệm vụ tạm giam cho nhà tạm giữ cấp huyện.

Theo ông Nam, nhà tạm giữ cấp huyện có rất nhiều hạn chế về cơ sở vật chất và tính chuyên nghiệp, đặc biệt là tính độc lập rất hạn chế.

“Trong khi cơ quan điều tra cấp huyện ở ngay đấy, nhà tạm giữ ở ngay đây thì sự độc lập cần phải suy nghĩ. Đã là tạm giam là tạm giam, tạm giữ là tạm giữ, không lằng nhằng. Phải tách ra mới độc lập được” - ông Nam nói.

“Tôi có cảm giác tỉ lệ người bị tạm giữ, tạm giam chết cao hơn những người đang thi hành án tù” - đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) băn khoăn và cho rằng có nguyên nhân chủ quan do đây là những người vừa bị bắt, có tâm lý lo lắng, hoang mang, xấu hổ...

Tuy nhiên, ông Sơn phân tích có nguyên nhân nữa từ chính công tác tạm giữ, tạm giam. Đưa ra số liệu từ báo cáo của ngành công an, ông Sơn thông tin hiện nay cả nước chỉ có 19.000 chỗ tạm giữ trong khi thực tế cần tới hơn 43.000 chỗ.

Tương tự, hệ thống trại tạm giam chỉ có hơn 10.000 chỗ nhưng thực tế phải có hơn 46.000 chỗ mới đáp ứng được.

“Điều kiện thế này thì không thể đáp ứng được quy định của pháp luật và sẽ nảy sinh hệ quả đáng tiếc” - ông Sơn nói.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) - Ảnh: V.D.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) - Ảnh: V.D.
Bức cung nhục hình vẫn xảy ra ở giai đoạn tiền khởi tố. Dù không do người quản lý nhà giam thực hiện nhưng lại xảy ra tại nhà tạm giữ tạm giam thì vô ý hay cố ý vẫn là lỗi của cơ quan tạm giữ tạm giam

Luật còn nhiều khoảng trống

Bàn về quy định thân nhân muốn được thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam phải có sự giám sát của cả cơ quan thụ lý vụ án và cơ sở giam giữ, đại biểu Phạm Văn Tấn (Nghệ An) cho rằng quy định như vậy rất khó thực hiện.

Vì nếu cùng lúc có nhiều người đến thăm gặp thì sẽ không đủ cán bộ để giám sát. “Hơn nữa nếu chỉ vì không đủ cán bộ mà lại hạn chế cho thăm gặp thì sẽ nảy sinh khiếu nại, không đảm bảo quyền của người bị tạm giữ, tạm giam” - ông Tấn phân tích.

Đại biểu Điểu K’Rứ (Đắk Nông) cũng cảnh báo nếu luật không quy định chặt chẽ về những quyền bị hạn chế của người bị tạm giữ, tạm giam thì có thể khi áp dụng sẽ dẫn đến việc người bị tạm giữ, tạm giam bị hạn chế một số quyền con người, quyền công dân.

Ông Điểu K’Rứ cho rằng người bị tạm giữ, tạm giam chỉ bị hạn chế một số quyền nhằm giúp cơ quan tố tụng làm tốt hơn nhiệm vụ trong quá trình điều tra.

“Phải quy định chặt chẽ để tránh việc cơ quan điều tra bức cung, nhục hình. Với người bị tạm giữ đã lâu ngày nên có giam riêng để tránh việc ma cũ bắt nạt ma mới, tù cũ đánh tù mới dẫn đến chết người” - đại biểu Điểu K’Rứ nói.

Chia sẻ với đại biểu Phạm Văn Tấn về quy định thân nhân vào thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam, đại biểu Điểu K’Rứ cho rằng cần tránh kiểu tư duy tùy tiện của cơ quan chức năng, muốn cho gặp thì gặp, vì người bị tạm giữ, tạm giam chưa phải là tội phạm.

“Luật nên quy định cụ thể thời gian, số lần gặp không phụ thuộc vào cơ quan thụ lý vụ án” - đại biểu Điểu K’Rứ nói.

Phải minh oan cho người chết trong phòng tạm giam, tạm giữ

Đại biểu Lê Minh Hiền (Khánh Hòa) cho rằng khi xem xét thông qua Bộ luật tố tụng hình sự cần minh oan cho người bị buộc tội chết trong giai đoạn điều tra.

“Minh oan cho người bị tạm giam đã gian khó, minh oan cho người đã chết càng khó bội phần. Vì cơ chế minh oan còn nhiều bất cập. Nhưng bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người là nguyên tắc tối thượng của luật pháp.

Vì vậy pháp luật tố tụng hình sự cần phải quy định cụ thể việc minh oan cho người đã mất, phần nào làm nguôi đi đau khổ cho thân nhân” - đại biểu Lê Minh Hiền nói.

Theo đại biểu Hiền, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) còn thiếu phần minh oan cho người chết trong giai đoạn điều tra, truy tố vì khi người buộc tội oan đã chết do bị bệnh, do tự sát.

Luật hiện hành chỉ nêu trong trường hợp này đình chỉ điều tra vụ án, vì người thực hiện hành vi nguy hiểm đã chết thì không tiếp tục điều tra để biết người đó có bị oan hay không để giải quyết việc bồi thường tố tụng cho người đã chết.

“Dẫu biết rằng minh oan cho người bị buộc tội đã chết trong giai đoạn điều tra là rất khó nhưng Nhà nước cần có quy định minh oan cho họ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân” - đại biểu Lê Minh Hiền đề nghị.

 

Theo dự thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị chuyển bốn trại tạm giam thuộc Bộ Công an, đang do Cơ quan cảnh sát điều tra, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an quản lý về Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục An ninh (do phó tổng cục trưởng không phải là thủ trưởng cơ quan điều tra phụ trách). Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc tách như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động điều tra, khám phá tội phạm.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu chỉ đồng ý tách bốn trại tạm giam của Bộ Công an khỏi Cơ quan cảnh sát điều tra, Cơ quan an ninh điều tra nhưng không đồng ý đưa về Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục An ninh trực tiếp quản lý. Theo đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) - ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, bốn trại tạm giam này cần phải được giao về Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp quản lý, nhằm thống nhất đầu mối trong hệ thống giam giữ từ trên xuống, thuận lợi cho công tác giám sát, chỉ đạo.

VIỄN SỰ ([email protected])
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp