Phóng to |
Chỗ triển lãm là một gallery nho nhỏ, mới ra đời, có tên Thai ở cuối dốc Trương Công Định, đường Phan Đình Phùng. “Nơi đây xem vậy mà ấm cúng, nhẹ nhàng, hợp với tranh mình, tính mình!” - ông lý giải.
Họa sĩ họ Lưu bảo đến bây giờ sáng tác của ông mới chính thức “ra mắt” công chúng Đà Lạt vì: “... Tôi quí thời gian lắm (nay đã 75 tuổi - PV). Tranh thủ để vẽ kẻo không còn cơ hội. Khi nào thấy vui, khỏe, rảnh và... tiện thì mang ra cho thiên hạ xem! Mà không triển lãm cũng còn đó cho mọi người!”. “...
"
Họa sĩ Lưu Công Nhân từng được tặng Giải thưởng nhà nước về văn học và nghệ thuật... Tranh ông từng được đưa đi tham dự triển lãm ở Đức, Pháp, Tiệp Khắc, Liên Xô, Bulgaria, Romania, Áo... |
Điều bất ngờ ở phòng tranh này là lần đầu tiên người ta được xem tranh... khỏa thân, bởi thành phố có tiếng “ít thoáng” này hồ dễ muốn chơi nghệ thuật kiểu nào thì chơi. 17 bức khỏa thân được vẽ từ chính những cô thôn nữ miền Vĩnh Yên, Tam Đảo, Phú Thọ ngồi mẫu, một đôi cô nữa của phố núi Đà Lạt, tất cả chưa từng công bố.
Vậy nhé, người học trò đầu tiên của Trường Mỹ thuật ở An toàn khu Việt Bắc, học trò ruột của danh họa Tô Ngọc Vân năm nào đã chống gậy (bởi bệnh Parkinson lâu nay) đi mở cửa... thế giới sáng tạo của mình cho ta xem. Đâu đó, người ta quí ở ông cái chất không màng quyền uy thế sự, dám “xin” từ bỏ cơ quan nhà nước khi được giao cho làm “sếp” ở Trường Mỹ thuật ở Hà Nội (tiền thân của ĐH Mỹ thuật Hà Nội ngày nay) từ 40 năm trước.
Ông từ bỏ quan trường để rong ruổi một đời với nghệ thuật, lưu lạc, cắm mình nơi những miền thôn quê Bắc bộ để... vẽ, và bây giờ tự nguyện “kẹt” lại ở cái thành phố buồn Đà Lạt này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận