Ảnh minh họa. Nguồn: nia.nih.gov
Mùa đông nhiệt độ không khí giảm mạnh, cơ thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài thì nhiệt độ trong cơ thể cũng tăng cao.
Để thích nghi với khí hậu mùa đông, cần chú ý đến quá trình trao đổi chất, sự tản nhiệt dưới da sẽ ít đi. Do đó, ăn gì, mặc gì để giữ ấm trong mùa đông là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là những quy tắc ăn - mặc trong mùa đông mà bạn nên biết.
1. Lựa chọn thực phẩm
Nguyên tắc dinh dưỡng trong mùa đông là phải có đủ chất dinh dưỡng, nhiệt lượng đầy đủ. Thức ăn phải có tính nóng, có tác dụng giữ nhiệt trong cơ thể. Các thực phẩm màu trắng như bánh ngọt, cơm, bánh mì... thường khiến bạn tăng cân nhanh do chúng được tiêu hóa một cách nhanh chóng, làm tăng lượng đường trong máu và tăng insulin.
Do vậy, bạn nên hạn chế ăn và chuyển sang sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và giữ cho bạn no lâu hơn do chúng rất giàu chất xơ.
Ngoài ra, tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt còn giúp ổn định lượng đường trong máu, kiềm chế được nguy cơ thèm ăn và tránh tăng cân. Sử dụng các thực phẩm giàu protein ít chất béo sẽ giúp bạn duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh vì thực phẩm chứa protein có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp, có thể giúp ổn định lượng đường trong máu. Nhờ đó, có thể cản trở sự thèm ăn và ăn vặt, đặc biệt là ăn các loại thực phẩm giàu carbohydrate và đường khiến cho lượng calo càng tăng.
Chọn một số loại thực phẩm giầu protein: Các loại hạt, các loại đậu, trứng, cá, thịt nạc, thịt gà, sữa ít chất béo và các sản phẩm đậu nành… Sử dụng các loại thực phẩm này, giúp bạn có cảm giác no lâu, ngăn cản ăn quá nhiều và khiến bạn mất kiểm soát trong mùa đông.
Các thực phẩm "trắng" nên tránh gồm kem, bơ và pho mát... Các thực phẩm này chứa nhiều calo và giàu chất béo bão hòa. Trong mùa đông, cơ thể ít vận động khiến cho việc đốt cháy chất béo, calo giảm đi so với các mùa khác. Vì vậy, khi lượng calo nạp vào cơ thể tăng mà không tiêu thụ hết sẽ dẫn đến tích tụ lại và làm bạn tăng cân.
Thường xuyên ăn gừng: Thường xuyên ăn gừng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cơ thể ra mồ hôi, thúc đẩy sự tiết dịch của dạ dày và co bóp của ruột, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Gừng tươi có tác dụng chống oxy hóa, về lâm sàng thì gừng tươi thích hợp cho việc dùng chữa một số chứng như cảm hàn, đau đầu, ho, lạnh bụng, nôn mửa.
Uống đủ nước: Dù nhiệt độ trong mùa đông thấp nhưng không có nghĩa là cơ thể bạn không bị mất nước. Sử dụng điều hòa, các hệ thống sưởi đều là các tác nhân khiến cơ thể bạn bị mất nước trầm trọng. Vì vậy, cho dù mùa đông bạn vẫn nên uống nước đầy đủ. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống các loại nước khác như nước hoa quả, canh, súp, trà...
Có rất nhiều loại trà tốt cho sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn cho mùa đông như trà gừng (giúp lưu thông và làm ấm cơ thể), trà xanh (tăng cường chất chống oxy hóa cho cơ thể và có thể giúp giảm cân), trà tầm xuân (bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng), trà bạc hà (tốt cho tiêu hóa) và trà hoa cúc (giúp làm dịu thần kinh của bạn).
Khi cơ thể được cung cấp đủ nước cũng là một cách để cân bằng nhiệt độ cơ thể, giúp bạn tránh nguy cơ bị lạnh trong mùa đông.
2. Lựa chọn cách ăn mặc
Việc mặc nhiều quần áo để giữ ấm cơ thể trong mùa đông là điều vô cùng quan trọng. Một số lưu ý dưới đây sẽ góp phần giúp bạn "vượt qua" được mùa đông giá lạnh:
Áo khoác và áo len là những thứ không thể thiếu trong mùa đông, nhất là trong những ngày nhiệt độ xuống thấp (đại hàn). Tùy thuộc vào thời tiết và nhiệt độ của từng ngày, chúng ta có thể mặc những chiếc áo khoác với độ dày, mỏng và khả năng giữ ấm khác nhau.
Tuy nhiên, để có được chiếc áo khoác đủ ấm trong những ngày thời tiết giá lạnh, các bạn nên chọn những chiếc áo có chất liệu giữ ấm tốt như áo lông, áo da, áo dạ, áo phao… Đặc biệt, nên chọn loại áo khoác dài để có thể giữ ấm cả phần lưng và đùi.
Chọn áo len, nên chọn những chiếc áo sợi nhỏ, đan chặt. Những chiếc áo len như vậy thường giữ ấm tốt hơn những chiếc áo len mũi to, đan lỏng bởi nó giúp ngăn cản gió lùa vào bên trong cơ thể, tránh bị nhiễm lạnh.
Phụ kiện giữ ấm như mũ len, bịt tai, khăn quàng cổ, găng tay, khẩu trang, tất, giày, boots… cũng quan trọng không kém quần, áo. Các phần trên cơ thể như tai, cổ, mũi, bàn tay, bàn chân… là những phần chịu lạnh rất kém.
Đặc biệt là bàn chân, bộ phận chứa rất nhiều huyệt đạo trên cơ thể nhưng lại vô cùng nhạy cảm và dễ bị lạnh ngay cả khi đã mặc quần áo rất ấm áp. Vì vậy, tuyệt đối không được quên giữ ấm cho các bộ phận này.
Một số nguyên tắc giữ ấm:
- Mặc nhiều lớp quần áo mỏng thay vì mặc 1 - 2 chiếc quần, áo dày. Với nhiều lớp áo quần sẽ tạo ra nhiều lớp khí ở giữa, giúp cách nhiệt và giữ ấm rất tốt.
- Với lớp quần áo trong cùng, các bạn nên chọn những bộ quần áo ôm sát cơ thể bởi chúng có tác dụng làm ấm tốt hơn khi mặc những bộ quần áo rộng.
- Nếu một chiếc quần không đủ ấm, các bạn có thể mặc thêm một chiếc quần mỏng bằng nỉ hoặc len ở bên trong để giữ ấm mà vẫn tạo cảm giác thoải mái khi vận động.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận