01/06/2023 07:08 GMT+7

Ăn kiêng sao vẫn đau vì gout?

Nhiều người khổ sở vì đau do mắc bệnh gout, đã phải kiêng hẳn thịt cá và rượu bia nhưng vẫn bị những cơn đau hành hạ khủng khiếp. Thực tế nhiều loại rau và thực phẩm chay còn khiến người bệnh đau không kém gì các loại thực phẩm giàu đạm.

Chân sưng đau vì ăn chay trị gút - Ảnh minh họa

Chân sưng đau vì ăn chay trị gút - Ảnh minh họa

Ăn chay vẫn bị đau do gout

Ông T.V.B. (50 tuổi, Nam Định) vào khám tại Bệnh viện 103, trông ông khỏe mạnh, to cao nhưng vẻ mặt lại đau đớn, khắc khổ. Ai cũng tưởng ông bị gãy xương vì lết đi không được. 

Khi ông vén quần lên khám thì thật khủng khiếp. Chân ông to không thể to hơn, sưng không thể sưng hơn. Toàn bộ cổ chân sưng đến mức da căng bóng, đỏ và không còn dấu vết của các mấu xương. Sờ vào thấy nóng ran. Sưng to như thế nhưng không có mủ.

Các thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán ông bị gout, xét nghiệm máu nồng độ axit uric trong máu của ông quá cao (710 µmol/lít).

Bác sĩ Cao Hồng Phúc, Bệnh viện 103, cho biết thực sự ngạc nhiên khi ông B. cho biết đã bị đau như thế này 1 tuần, nhưng ở nhà chỉ tự đi mua kháng sinh về uống vì nghĩ là viêm khớp. Sang tuần thứ 2, đau quá không chịu được thì mới đến khám.

Ông khẳng định không lạm dụng rượu bia. Vì ông cũng là người không uống được nhiều. Ông cũng không ăn những thức ăn nhiều đạm gây gout như thịt chó, lòng, thịt bò, hải sản... Ông khăng khăng cho biết ông không dùng các thực phẩm báo đài vẫn khuyên tránh.

Cuối cùng, khi được hỏi về việc ăn uống, ông cho biết đã tập ăn chay 2 tuần và đa phần chỉ ăn đậu tương (đậu hủ). Như vậy là đã rõ căn nguyên của ông. Do ăn thuần đậu nên đã "vác" gout vào người lúc nào không hay.

Thực tế không chỉ ông B. sai lầm cho rằng chỉ có nhậu nhẹt, bia rượu, thịt chó, hải sản mới là nguồn cơn gây ra gout, mà hầu hết các bệnh nhân gout cũng đều cho như vậy. Họ cho rằng ăn rau củ quả thì vô tư không cần tránh. Nhưng trong rau củ quả vẫn có những thành phần gây ra gout.

Chế độ ăn không đau phòng gout

Bác sĩ Phúc phân tích gout là bệnh rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể, mà sản phẩm chuyển hóa là axit uric. 

Trong cơ chế hoạt động bình thường, cơ thể luôn có sự hoạt động nhịp nhàng đến tuyệt vời. Chúng ta ăn bao nhiêu, cơ thể chuyển hóa bấy nhiêu. Thừa thì thải ra ngoài, thiếu thì bù bổ sung. 

Axit uric cũng vậy. Lẽ thường, nó tạo ra nhiều quá cũng sẽ được thải ra ngoài. Nhưng nay, vì những sự cố không ai muốn, nó đã bị tạo ra quá nhiều và không ra được.

Axit uric là tâm điểm và là nguyên nhân cốt lõi gây ra bệnh gout. Xét vể mặt chế độ dinh dưỡng phòng bệnh, chúng ta cần tránh những thực phẩm làm tăng tạo axit uric. 

Vì ăn những thực phẩm này đồng nghĩa với việc chúng ta ăn nhiều chất tiền uric, làm uric tăng cao. Chất tiền đề này chính là bazo purin. Bazo purin có trong các thực phẩm sau.

- Rượu bia: Bia là loại đồ uống có chứa hàm lượng purin tương đối. Trong 100ml bia có khoảng 16-18mg purin. Nếu bạn uống một vại bia, tương ứng với 1 lít bia thì lượng purin nhập vào sẽ là 160-180mg. Đây là một lượng quá lớn purin cần phải tránh (trên 50mg).

Rượu tuy không chứa purin nhung rượu lại làm gia tăng rối loạn chuyển hóa, dẫn đến dễ bị gout hơn. Do đó, người bị gout nên tránh rượu, bia. 

Các thức uống khác nên hạn chế là chè và cà phê. Nếu trong những tình huống không thể đừng, bạn chỉ nên uống một chút bia, dưới 100ml trong một lần thì bạn sẽ không có nguy cơ gout. Và trong 1 tuần chỉ nên gặp các sự cố này tối đa là 1 lần.

- Các loại thịt là những thực phẩm chứa tương đối nhiều purin. Chúng là nguồn gốc chủ đạo làm tăng purin trong cơ thể. Thịt bò khoảng 130mg, thịt gà khoảng 175mg, cá biển khoảng 150-160mg trong 100mg. Chúng là các thực phẩm giàu purin trung bình. 

Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 100mg các loại thịt này và một tuần chỉ nên ăn tối đa 3 lần. Các loại thịt tuyệt đối tránh là các loại thịt có hàm lượng purin quá cao (trên 150mg) như: gan, tim, não, thận…

Không chỉ có thịt mà rau củ quả cũng có thể có chứa purin. Vì vậy, cần hạn chế các loại rau này.

- Đầu bảng cần tránh là các loại đậu, trong 100g đậu nành có khoảng 120mg/100g, gần bằng với thịt. Một tuần chỉ nên ăn đậu nành và các thực phẩm từ đậu nành tối đa 3 lần.

- Một số loại rau khác cần tránh bao gồm: súp lơ trắng, bắp cải, cải bó xôi, măng tây, lạc, bơ, sầu riêng, mít. Một ngày chỉ nên ăn dưới 200mg loại rau này và một tuần chỉ nên ăn tối đa 5 lần. Còn các loại rau củ quả khác có thể ăn hằng ngày được mà không lo gout tái phát.

Làm gì để phòng ngừa bệnh gout?Làm gì để phòng ngừa bệnh gout?

TTO - Bệnh gout (gút) là một bệnh lý mãn tính nên người bệnh bắt buộc phải chấp nhận sống chung và điều trị suốt đời. Theo thống kê, bệnh gout đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp