An Giang có 2 huyện Phú Tân và thị xã Tân Châu đang thực hiện chỉ thị 15, là "vùng xanh" của tỉnh. Kinh tế dần hồi phục - Ảnh: BỬU ĐẤU
Các lực lượng được ưu tiên ra đường là công an, quân sự, biên phòng, y tế, dân quân tự vệ... và những lực lượng chức năng chuyên ngành, gồm: hải quan, quản lý thị trường, những cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham mưu xử lý công việc, phục vụ hoạt động của Thường trực Tỉnh ủy - UBND các cấp (như công tác chuẩn bị hội họp, đảm bảo an toàn thông tin, hạ tầng kỹ thuật…) liên quan đến công tác chỉ đạo phòng, chống dịch và những trường hợp khẩn cấp khác.
Những người này đến cơ quan làm việc phải mang thẻ công chức, viên chức, thẻ ngành hoặc mặc trang phục ngành khi đi lại giữa trụ sở cơ quan, đơn vị và nơi cư trú, để lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 dễ dàng nhận diện, đồng thời phải có giấy xác nhận công tác của cơ quan, đơn vị hoặc thư mời họp.
"Tất cả cán bộ, nhân viên còn lại sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Các cán bộ này có trách nhiệm thường xuyên cập nhật tình hình công việc của cơ quan, đơn vị và báo cáo tiến độ, kết quả công việc cho người đứng đầu trực tiếp thông qua sử dụng công nghệ thông tin; mở điện thoại di động 24/24 giờ, hoàn thành đúng tiến độ được giao; không di chuyển ra khỏi nhà nếu không thật sự cần thiết", văn bản nêu.
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online vì sao số lượng cán bộ được phép đi làm khác với buổi họp trực tuyến chiều 18-8 mà chủ tịch UBND tỉnh đã kết luận chỉ cho phép thủ trưởng hoặc cấp phó cơ quan, đơn vị đi làm, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - giải thích: "Do sáng nay 19-8, UBND tỉnh đã hội ý, văn phòng đề xuất cho bảo vệ và một số anh em văn phòng đi làm để phục vụ cho việc họp ban chỉ đạo và xử lý các vấn đề trên mạng, nên thống nhất cho mỗi cơ quan, đơn vị đi làm tối đa là 5 người".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận