23/11/2022 10:00 GMT+7

An Giang long trọng tổ chức kỷ niệm 190 năm ngày truyền thống

BỬU ĐẤU
BỬU ĐẤU

TTO - Tối 22-11, Tỉnh ủy - UBND tỉnh An Giang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh (22-11-1832 - 22-11-2022).

An Giang long trọng tổ chức kỷ niệm 190 năm ngày truyền thống - Ảnh 1.

Ông Trần Tuấn Anh - ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Kinh tế Trung ương - trao quyết định ngày thành lập tỉnh cho lãnh đạo tỉnh An Giang - Ảnh: MINH KHANG

Ông Trần Tuấn Anh - ủy viên Bộ Chính trị, trưởng Ban Kinh tế Trung ương, chính quyền, đoàn thể tỉnh An Giang và lãnh đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã về dự.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An Giang - khẳng định An Giang nằm ở vị trí địa đầu biên giới Tây Nam Tổ quốc, với biên giới dài gần 100km giáp Vương quốc Campuchia, có địa chính trị, địa kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng - an ninh quan trọng. Diện tích tự nhiên 3.536km2, dân số trên 2 triệu người, đông nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và thứ tám trong cả nước.

Tên gọi An Giang ra đời vào năm 1832, khi vua Minh Mệnh quyết định đổi Ngũ trấn thành Lục tỉnh ở Nam Kỳ. Sách "Đại Nam thực lục chính biên" ghi nhận 190 năm trước, vào ngày mùng 1 tháng 10 năm Nhâm Thìn (1832), năm Minh Mệnh thứ 13. Trong buổi thiết triều, sau khi nghe Bộ Lại trình tấu, vua Minh Mệnh đã chỉ dụ bãi bỏ Gia Định Thành, đổi "Ngũ trấn" thành "Lục tỉnh", quyết định thành lập 12 tỉnh từ Quảng Nam đến Hà Tiên cùng thời điểm, trong đó có tỉnh An Giang. Đối chiếu với lịch vạn niên, ngày mùng 1 tháng 10 năm Nhâm Thìn (1832) nhằm ngày 22-11-1832 (dương lịch).

Từ tỉnh sản xuất lúa hơn 1 triệu tấn vào năm 1994, đến nay An Giang đã sản xuất trên 4 triệu tấn lúa, xuất khẩu hơn 1,5 tấn gạo và trở thành tỉnh xuất khẩu lúa gạo đứng đầu cả nước. 

"Trải qua thăng trầm lịch sử 190 năm hình thành và phát triển, nhân dân An Giang luôn anh dũng, kiên cường trong kháng chiến; cần cù, sáng tạo trong lao động; đoàn kết, nhân ái, giản dị, thủy chung trong cuộc sống. Tính chất phác, cần cù, chịu khó và lối sống nhân hậu, nghĩa tình tạo nét văn hóa đặc trưng của con người An Giang", ông Bình nói.

Chỉ đạo tại buổi lễ, ông Trần Tuấn Anh ghi nhận và biểu dương những thành tựu to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đã đạt được trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Nhân dân An Giang không chỉ anh dũng, kiên cường trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược mà còn rất cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất và khát vọng mạnh mẽ vươn lên trước mọi khó khăn, thử thách.

"Lãnh đạo tỉnh An Giang qua các thời kỳ đã tìm tòi, thể nghiệm, chủ động, sáng tạo, phát huy ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, là một trong những địa phương quyết liệt đi đầu, có nhiều đổi mới táo bạo từ rất sớm. 

An Giang nổi lên như là một điển hình của việc vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương. Tôi đề nghị tỉnh An Giang tiếp tục đoàn kết, thống nhất để phát triển kinh tế hơn nữa trong thời gian tới", ông Trần Tuấn Anh nói.

Công trình nhà máy gạo Hạnh Phúc Tri Tôn đoạt giải nhất thi ảnh nghệ thuật An Giang 2022 Công trình nhà máy gạo Hạnh Phúc Tri Tôn đoạt giải nhất thi ảnh nghệ thuật An Giang 2022

TTO - Tác phẩm 'Công trình nhà máy gạo Hạnh Phúc Tri Tôn' của tác giả Lê Hữu Nghĩa đã được trao giải nhất trong Cuộc thi Ảnh nghệ thuật tỉnh An Giang năm 2022.

BỬU ĐẤU
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp