20/12/2024 08:09 GMT+7

Ấn Độ 'xài thử' mẫu nhà ở trên Mặt trăng, sao Hỏa

Ấn Độ vừa thử nghiệm dự án Habitat-1 tại dãy Himalaya, mô phỏng điều kiện sống trong không gian để chuẩn bị cho các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ thực tế.

Ấn Độ mô phỏng nhà của con người trên Mặt Trăng và sao Hỏa - Ảnh 1.

Dự án Hab-1 của Ấn Độ tại dãy Himalaya, Ladakh - Ảnh: AAKA SPACE STUDIO

Đây là dự án thử nghiệm của Cơ quan Vũ trụ Ấn Độ (ISRO), tại dãy Himalaya, Ladakh - nơi có đặc điểm địa hình có phần tương đồng với sao Hỏa và một số khu vực tại Mặt trăng.

Bà Aastha Kacha-Jhala, kiến trúc sư không gian của dự án, cho biết những mô phỏng này giúp xác định và giải quyết những vấn đề mà phi hành gia có thể gặp phải khi thực hiện các nhiệm vụ ngoài không gian.

Mô phỏng không gian sống ngoài không gian

Habitat-1 (Hab-1) là một khu vực trú ẩn làm từ chất liệu Teflon đạt tiêu chuẩn không gian, cách nhiệt bằng bọt dùng trong công nghiệp. Dự án này bao gồm một chiếc giường, một chiếc tủ gấp có thể kéo ra sử dụng khi cần thiết như bàn làm việc, không gian chứa vật dụng và các dụng cụ khẩn cấp, một khu bếp nhỏ và một nhà vệ sinh.

Một phi hành gia đã trải qua 3 tuần sinh hoạt trong khu vực này, hệt như cách một phi hành gia sẽ sinh hoạt tại một hành tinh ngoài không gian, có thể là Mặt trăng hoặc sao Hỏa.

“Hab-1 được thiết kế để phù hợp với không gian sinh hoạt rất hạn chế trên Mặt trăng hoặc sao Hỏa.

Phi hành gia sẽ có rất ít nước, vì vậy chúng tôi đã thiết kế một nhà vệ sinh khô. Chúng tôi cũng lắp đặt một hệ thống xử lý chất thải hiệu quả để đảm bảo rằng khu vực ở không có mùi khó chịu”, bà Kacha-Jhala nói.

Nhiệm vụ này diễn ra vào thời điểm Ấn Độ chuẩn bị đưa những phi hành gia đầu tiên của nước này vào không gian trong năm tới. Cụ thể, sứ mệnh Gaganyaan của ISRO dự kiến đưa ba phi hành gia vào quỹ đạo thấp của Trái đất ở độ cao 400km trong ba ngày.

Ấn Độ mô phỏng nhà của con người trên Mặt Trăng và sao Hỏa - Ảnh 2.

Một phi hành gia dành 3 tuần tham gia dự án Hab-1 - Ảnh: AAKA SPACE STUDIO

"Sao Hỏa" trên mặt đất

Trước đó, thí nghiệm về không gian sống được thực hiện tại Ladakh. Giải thích về lý do chọn Ladakh, giáo sư Subrat Sharma từ Đại học Ladakh, đơn vị hợp tác thực hiện dự án, cho biết đặc điểm địa chất ở đây có sự tương đồng với địa hình trên sao Hỏa, cũng như một số khu vực trên Mặt trăng.

Khu vực dãy Himalaya được chọn cho thử nghiệm lần này nằm ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc, ở độ cao 3.500m so với mặt nước biển. Đây là nơi có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, với mức chênh lệch nhiệt độ trong ngày dao động từ -18 độ C đến 20 độ C.

Ông Sharma cho hay nhiệt độ tại khu vực này không thể so sánh với sao Hỏa (nơi nhiệt độ có thể xuống dưới -135 độ C) hoặc một số khu vực tại Mặt trăng (nhiệt độ có thể xuống tới -250 độ C), tuy nhiên đây là nơi thử nghiệm phù hợp vì nó có thể mô phỏng các điều kiện sống ngoài không gian.

Thêm vào đó, khu vực cằn cỗi trải dài hàng dặm tại đây sẽ mang lại cảm giác như đang ở một mình trên hành tinh nào đó ngoài không gian. Đó chính xác là cảm giác của phi hành gia thực hiện 3 tuần thử nghiệm này.

“Tôi đã bị tách biệt khỏi môi trường sống của con người. Mọi hành động của tôi đều được lên lịch trước. Camera 24/7 sẽ theo dõi mọi hoạt động trong ngày của tôi và gửi dữ liệu về trung tâm điều hành”, phi hành gia thực hiện thử nghiệm chia sẻ.

Phi hành gia này cho biết thêm anh phải đeo các thiết bị theo dõi sức khỏe, nhịp tim và mức độ căng thẳng. Ngoài ra anh phải kiểm tra máu và nước bọt hằng ngày để xem khả năng thích nghi của cơ thể.

Ấn Độ mô phỏng nhà của con người trên Mặt Trăng và sao Hỏa - Ảnh 3.Phát hiện miệng núi lửa hình "trái tim" trên sao Hoả

TTO - Các nhà khoa học NASA cho biết vừa phát hiện một miệng núi lửa có hình “trái tim” trên bề mặt sao Hoả, nằm ở phía nam ngọn núi lửa khổng lồ Ascraeus Mons.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp