21/10/2023 16:54 GMT+7

Ấn Độ thử thành công tên lửa đẩy cho tàu vũ trụ có người lái tới Mặt trăng

Tên lửa đẩy dùng cho sứ mệnh có người lái thám hiểm Mặt trăng đã được thử nghiệm thành công ngày 21-10, gieo thêm hy vọng cho chương trình không gian của Ấn Độ.

Tên lửa đẩy và tàu vũ trụ dùng cho sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng của Ấn Độ trước giờ phóng - Ảnh: ISRO

Tên lửa đẩy và tàu vũ trụ dùng cho sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng của Ấn Độ trước giờ phóng - Ảnh: ISRO

"Tôi rất vui mừng thông báo nhiệm vụ thử nghiệm đã hoàn thành xuất sắc", người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) S. Somanath hồ hởi loan tin ngày 21-10.

Trước đó, sau vài tiếng tạm hoãn vì thời tiết, Ấn Độ đã phóng thử thành công một tên lửa đẩy mang theo tàu vũ trụ dùng cho sứ mệnh Gaganyaan.

Hệ thống thoát hiểm khẩn cấp cho phi hành đoàn đã được kích hoạt thành công, mô đun tách ra khỏi tên lửa đẩy và hạ cánh xuống biển khoảng 10 phút sau vụ phóng.

Theo ISRO, dự kiến sẽ cần 20 cuộc thử nghiệm quan trọng cho sứ mệnh Gaganyaan. Cuộc thử nghiệm ngày 21-10 là hoạt động đầu tiên.

Thời gian tới, Ấn Độ sẽ tiếp tục các vụ thử nghiệm khác, trong đó có đưa nữ phi hành gia robot Vyommitra ra ngoài vũ trụ trước khi sứ mệnh có người lái diễn ra.

Khoảnh khắc tên lửa đẩy Ấn Độ rời bệ phóng ngày 21-10 - Nguồn: ISRO

Dự án đưa người thám hiểm không gian đầu tiên của Ấn Độ dự kiến tiêu tốn khoảng 90,23 tỉ rupee (1,1 tỉ USD).

Mốc thời gian chính xác chưa được công bố, nhưng theo kế hoạch tàu Gaganyaan được phóng từ sân bay vũ trụ ở Sriharikota khoảng cuối năm 2024.

Chương trình không gian của Ấn Độ đã phát triển đáng kể về quy mô và động lực, kể từ lần đầu tiên nước này đưa tàu thăm dò lên quỹ đạo Mặt trăng vào năm 2008.

Theo Hãng thông tấn AFP, chương trình đã dần dần sánh kịp những thành tựu của các cường quốc vũ trụ khác nhưng chi phí thấp hơn.

Tháng 8 rồi, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư hạ cánh tàu không người lái lên Mặt trăng sau Nga, Mỹ và Trung Quốc.

Ấn Độ cũng lên kế hoạch thực hiện một sứ mệnh chung với Nhật Bản để gửi một tàu thăm dò khác lên Mặt trăng vào năm 2025. New Delhi cũng đặt mục tiêu có sứ mệnh bay vào quỹ đạo Sao Kim trong vòng hai năm tới.

Các chuyên gia tin rằng Ấn Độ có thể giữ chi phí thám hiểm không gian ở mức thấp nhờ đi sau và điều chỉnh công nghệ hiện có. Nước này có lực lượng kỹ sư tay nghề cao, song mức lương thấp hơn lương của các đối thủ nước ngoài.

Tàu thăm dò Mặt trăng của Nga thất bại vì thiếu công nghệ Mỹ?Tàu thăm dò Mặt trăng của Nga thất bại vì thiếu công nghệ Mỹ?

Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos cho biết sứ mệnh Luna-25 của Nga đáp xuống Mặt trăng đã thất bại, do trục trặc trong bộ phận điều khiển của tàu thăm dò.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp