25/02/2017 10:17 GMT+7

Ấn Độ theo hướng năng lượng mặt trời

BÌNH MINH
BÌNH MINH

TTO - Hiện nay, Ấn Độ là quốc gia có lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính lớn thứ ba trên thế giới. 

Khu lắp đặt tấm pin mặt trời của Công ty ACME ở phía nam Bangalore (Ấn Độ) - Ảnh: AFP
Khu lắp đặt tấm pin mặt trời của Công ty ACME ở phía nam Bangalore (Ấn Độ) - Ảnh: AFP

Dự báo sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, bởi 2/3 năng lượng điện được làm từ than đá và còn hơn 300 triệu người dân chưa được kết nối điện.

Để đối phó với tình trạng này, chính quyền New Delhi đã lên kế hoạch tăng khả năng sản xuất điện mặt trời lên gấp 25 lần trong vòng 7 năm, đồng thời biến năng lượng mặt trời thành nguồn năng lượng lớn thứ hai của quốc gia với công suất lên đến 100 gigawatt.

Trong tháng 4-2016, Công ty ACME, một trong hai nhà sản xuất điện quang lớn nhất Ấn Độ, đã lắp đặt 335.000 tấm pin mặt trời ở thành phố Hindupur (bang Andhra Pradesh) với công suất 50 megawatt, cho phép phát điện trong vòng bán kính 30km và chiếu sáng cho 100.000 hộ gia đình.

Đến tháng 9-2016, Ấn Độ đưa vào vận hành nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới với công suất 648 megawatt chỉ sau tám tháng thi công.

Tính đến đầu năm 2017, nước này đã sản xuất được 10 gigawatt điện năng lượng mặt trời. Dự kiến con số này sẽ tăng gấp đôi vào cuối năm nay.

Để khuyến khích sự phát triển của năng lượng mặt trời, chính quyền cũng áp dụng các chính sách cắt giảm thuế đáng kể đối với những công ty lắp đặt tấm pin mặt trời, đồng thời tổ chức đấu giá để trao quyền quản lý các nhà máy điện cho những công ty cam kết cung cấp điện cho người dân với mức giá rẻ nhất.

BÌNH MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp