14/12/2023 11:38 GMT+7

Ấn Độ thay đổi lập trường về xung đột Israel - Hamas

Ấn Độ từng bỏ phiếu trắng đối với dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza do Jordan đề xuất, nhưng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuần này, họ có sự thay đổi lập trường đáng chú ý.

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn nhân đạo lập tức ở Dải Gaza với 153 phiếu ủng hộ, 10 phiếu chống và 23 phiếu trắng - Ảnh: ANADOLU

Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn nhân đạo lập tức ở Dải Gaza với 153 phiếu ủng hộ, 10 phiếu chống và 23 phiếu trắng - Ảnh: ANADOLU

Khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi ngừng bắn nhân đạo lập tức ở Dải Gaza (với 153 phiếu ủng hộ, 10 phiếu chống và 23 phiếu trắng) vào hôm 12-12, giới quan sát nhận thấy điều đáng chú ý: Ấn Độ nằm trong số 153 nước ủng hộ.

Nhật báo The Hindu của Ấn Độ chạy dòng tít: "Sau 2 tháng, Ấn Độ thay đổi lập trường, bỏ phiếu ủng hộ ngừng bắn ngay lập tức".

Hôm 26-10, Ấn Độ từng bỏ phiếu trắng đối với dự thảo nghị quyết có nội dung tương tự do Jordan đệ trình. Dự thảo nghị quyết này - cũng kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức giữa Israel và Hamas ở Gaza - đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua.

Lúc đó Ấn Độ bỏ phiếu trắng, viện dẫn"chính sách không khoan nhượng" của quốc gia Nam Á này đối với chủ nghĩa khủng bố.

Các nước ủng hộ (màu xanh), phản đối (màu đỏ) và bỏ phiếu trắng (màu vàng) đối với dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức ở Gaza, trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 12-12 - Ảnh: UN NEWS

Các nước ủng hộ (màu xanh), phản đối (màu đỏ) và bỏ phiếu trắng (màu vàng) đối với dự thảo nghị quyết kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức ở Gaza, trong cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 12-12 - Ảnh: UN NEWS

Theo báo The Hindu, trong tuyên bố ngày 13-12, đại diện thường trực của Ấn Độ tại Liên Hiệp Quốc Ruchira Khamboj không nói rõ lý do cho sự thay đổi lập trường của Ấn Độ, nhưng nói rằng New Delhi hoan nghênh việc cộng đồng quốc tế đã tìm thấy được "điểm chung" để giải quyết tình hình ở Trung Đông.

Bà Khamboj nói: "Thách thức trong thời điểm cực kỳ khó khăn này là đạt được sự cân bằng phù hợp".

Theo các quan chức y tế Palestine, đến nay hơn 18.000 người đã thiệt mạng và gần 50.000 người khác bị thương trong cuộc tấn công của Israel ở Dải Gaza kể từ ngày 7-10. 

Đó là chưa kể còn nhiều người thiệt mạng dưới các đống đổ nát hoặc ngoài khu vực tiếp cận của xe cứu thương.

Khi xung đột Israel - Hamas nổ ra hôm 7-10, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên lên án vụ tấn công của Hamas nhằm vào Israel, coi đây là hành động "khủng bố".

Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo khi Israel tấn công trả đũa ở Gaza, ông Modi đã lên án những hành vi vi phạm nhân quyền ở Gaza, đảm bảo tiếp tục viện trợ cho những người Palestine gặp khó khăn và thúc giục đưa ra giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.

Chiến sự với Hamas kéo dài: Lộ rạn nứt giữa Mỹ và IsraelChiến sự với Hamas kéo dài: Lộ rạn nứt giữa Mỹ và Israel

Không rõ sự ủng hộ của Mỹ dành cho Israel sắp tới sẽ giảm đi hay không, nhưng những chỉ trích gay gắt của ông Biden đã cho thấy sự rạn nứt giữa hai quốc gia đồng minh rất thân thiết này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp