Thành phố Delhi mờ mịt khói sáng 31-10 - Ảnh: AP |
Theo ghi nhận, nồng độ bụi PM10 - loại bụi nguy hiểm cho sức khỏe, sáng 31-10 đã tăng đến 999 microgram/m3, trong khi giới hạn an toàn của loại bụi này là 100 microgram/m3.
Theo BBC, trước khi lễ hội diễn ra, đã có nhiều chiến dịch yêu cầu mọi người giảm đốt pháo để tránh gây ô nhiễm nhưng không được mấy người chú ý. Hậu quả là sáng 31-10, thủ đô Delhi chìm trong màn sương khói dày đặc còn không khí thì nồng nặc mùi khói pháo.
"Chương trình tốt qua quá tốt, Delhi. Giờ thì ai nấy nghẹt thở!", cư dân mạng Pratik Prasenjit giận dữ viết.
"Thật khủng khiếp, sáng nay đi làm mà không thấy đường chạy xe", một người khác bức xúc.
Trên Twitter Ấn Độ, từ khóa "sương mù" đang được nhiều người nhắc tới nhất.
Nhà chức trách cảnh báo tình hình ô nhiễm ở Delhi có thể thêm tồi tệ do các yếu tố như độ ẩm và tốc độ gió.
Một cuộc khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2014 cho thấy trong số 20 thành phố ô nhiễm nhất thế giới, có 13 thành phố ở Ấn Độ, trong đó Delhi là thành phố ô nhiễm nhất.
Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm ở Ấn Độ, với khoảng 620.000 người chết mỗi năm do các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường, theo WHO.
Diwali là một trong những lễ hội lớn ở Ấn Độ. Vào dịp lễ này, mọi người thường bắn pháo hoa ăn mừng. Một số gia đình xem bắn pháo hoa là dịp để thể hiện sự giàu của họ, họ không ngần ngại bỏ ra hàng trăm ngàn rupee để mua pháo hoa về đốt. |
Đường phố Delhi mù mịt do khói pháo hoa sau lễ Diwali - Ảnh: AP |
Nhiều nơi tầm nhìn xuống rất thấp - Ảnh: AP |
Không khí thì nồng nặc mùi khói pháo - Ảnh: AP |
Sương bay là đà trên nhà dân ở Delhi - Ảnh: NDTV |
Du khách tham quan thắng cảnh ở Delhi trong khung cảnh mờ mờ - Ảnh: NDTV |
Một người đàn ông đeo khẩu trang khi ra đường ở Delhi sáng 31-10 - Ảnh: AP |
Cảnh sát nói chuyện với một tài xế xe buýt trong màn sương mù và khói dày đặc sáng 31-10 - Ảnh: AP |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận