30/08/2021 16:24 GMT+7

Ấn Độ gieo hy vọng cho nguồn cung vắc xin COVID-19 toàn cầu

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Sản lượng vắc xin COVID-19 tăng vọt trong bối cảnh Ấn Độ đã tiêm ít nhất một liều cho hơn một nửa dân số trưởng thành, mở ra hy vọng quốc gia Nam Á sẽ sớm xuất khẩu vắc xin COVID-19 trở lại trong vài tháng tới.

Ấn Độ gieo hy vọng cho nguồn cung vắc xin COVID-19 toàn cầu - Ảnh 1.

Viện Huyết thanh Ấn Độ hiện sản xuất khoảng 150 triệu liều AstraZeneca mỗi tháng - Ảnh: REUTERS

Ngày 30-8, nguồn tin của Hãng tin Reuters cho biết Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới - hiện đang sản xuất khoảng 150 triệu liều vắc xin COVID-19 của Hãng AstraZeneca mỗi tháng, tăng hơn gấp đôi so với 65 triệu liều hồi tháng 4.

Thêm vào đó, ngày 29-8, Bharat Biotech - nhà sản xuất Covaxin (vắc xin COVID-19 nội đầu tiên của Ấn Độ) - cũng vừa khánh thành một nhà máy có công suất 10 triệu liều một tháng.

Bharat Biotech cho biết mục tiêu của họ là sản xuất 1 tỉ liều vắc xin Covaxin/năm.

Trước đó, theo báo Hindustan Times, Ấn Độ đã tiêm hơn 10 triệu liều chỉ trong ngày 27-8, nâng tổng số liều vắc xin được tiêm ở nước này tới nay là 633 triệu liều.

Như vậy, khoảng 52% trong 944 triệu người trưởng thành ở Ấn Độ đã tiêm ít nhất một liều vắc xin, và hơn 15% đã tiêm đủ hai liều.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gọi việc vượt qua mốc tiêm 10 triệu liều trong một ngày là "kỳ tích quan trọng".

Với những thành tích trên, theo Reuters, hy vọng Ấn Độ sẽ cho phép xuất khẩu vắc xin COVID-19 trở lại ngày một lớn hơn. Nguồn tin của Reuters nói hiện vẫn chưa ấn định chính xác thời gian cho việc này, nhưng SII hy vọng có thể xuất khẩu lại vắc xin trong vài tháng tới.

Tuy nhiên phía SII vẫn chưa bình luận gì sau thông tin của Reuters. Hồi giữa tháng 8, SII từng chia sẻ kế hoạch có thể nối lại việc xuất khẩu vắc xin vào cuối năm nay.

Trước đó, giữa tháng 4, sau khi đã tặng hoặc bán tổng cộng 66 triệu liều vắc xin COVID-19 cho gần 100 quốc gia, Ấn Độ công bố lệnh cấm xuất khẩu vắc xin để đối phó với đợt bùng dịch COVID-19 nghiêm trọng trong nước.

Quyết định trên đã làm đảo lộn kế hoạch tiêm chủng của nhiều nước ở châu Phi và khu vực Nam Á.

Cơ chế COVAX, một sáng kiến quốc tế nhằm giúp các nước tiếp cận công bằng nguồn vắc xin COVID-19, cũng đang chật vật tìm nguồn cung vắc xin trong những tháng qua. COVAX hy vọng Ấn Độ sẽ sớm nối lại việc xuất khẩu vắc xin.

"Với chương trình tiêm chủng quốc gia thành công, chúng tôi hy vọng nguồn cung vắc xin của Ấn Độ cho COVAX sẽ nối lại càng sớm càng tốt", một phát ngôn viên của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) - một trong các tổ chức toàn cầu dẫn dắt cơ chế COVAX - nói.

World Bank, COVAX ra kế hoạch tăng tốc cung vắc xin cho các nước đang phát triển World Bank, COVAX ra kế hoạch tăng tốc cung vắc xin cho các nước đang phát triển

TTO - Theo kế hoạch mới này, một số quốc gia trong diện phù hợp có thể yêu cầu mua vắc xin COVID-19 thông qua COVAX, và yêu cầu World Bank thanh toán chi phí thay họ thông qua các dự án hỗ trợ tài chính đang có, theo Reuters.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp