Cây nắp ấm - Ảnh: Thanh Tùng |
Ngoài ra, cây nắp ấm (còn có tên là trư lung thảo hoặc cây nắp bình) cho tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hóa đàm, tiêu viêm hạ huyết áp và loét dạ dày, tá tràng. Cây nắp ấm thường được thu hái toàn cây, đem về rửa nhanh, thái nhỏ, phơi khô để dành, dùng riêng hoặc phối hợp...
Vẫn theo chuyên gia ẩm thực Chiêm Thành Long, món ăn kết hợp bài thuốc khi dùng cây nắp ấm xuất phát từ thói quen chế biến món ăn của người Gia Rai (Jrai), là một dân tộc cư trú ở miền Trung Việt Nam. Người dân tộc Gia Rai dùng hoa nắp ấm thay các ống tre để chế biến và đựng các món ăn khi đi làm đồng rất tiện lợi.
Tại vòng bán kết cuộc thi Chiếc thìa vàng 2015 khu vực phía Nam, đầu bếp Nguyễn Hoàng Trung đã mang đến cuộc thi món ăn chả hoa nắp ấm khá thú vị và thu hút nhiều sự quan tâm của các thành viên ban giám khảo.
Đầu bếp Trung cho biết mình dùng chả giò sống trộn với thịt xay, nấm và một ít trứng cùng gia vị, sau đó nhồi vào hoa đực của cây nắp ấm, vì hoa này có hương thơm khi hấp với thức ăn sẽ mang lại một mùi vị đặc biệt. Phải chọn hoa không quá non cũng không quá già để chế biến món ăn này vì nếu quá non thành hoa mỏng sẽ dễ rách, nhưng nếu quá già lại dai không thể cắt chả ra từng miếng nhỏ cho vừa miệng người thưởng thức. Sau khi đã nhồi hỗn hộp nhân thịt - chả giò vào hoa thì hấp cách thủy trong vòng 10 phút là đã có thể thưởng thức được.
Một món ăn nữa cũng có thể chế biến từ hoa cây nắp ấm là nấu xôi theo kiểu cơm lam. Hoa nắp ấm (đực) được ngâm trong nước sau đó nếp sẽ ngâm để cho có mùi hương. Gạo nếp ngâm xong sẽ cho vào hoa nắp ấm rồi hấp cho đến khi chín xôi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận