07/07/2019 10:19 GMT+7

Ám ảnh thanh xuân

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Tác phẩm kinh điển của Kawabata Yasunari vừa trở lại với nhan đề Những người đẹp say ngủ (Nemureru Bijo - Uyên Thiểm dịch, Nhã Nam và NXB Hội Nhà Văn) dễ khiến ai đã cầm lên sẽ đọc một mạch hết veo.

Ám ảnh thanh xuân - Ảnh 1.

Bản dịch mới từ tác phẩm Nemureru Bijo của Kawabata (Nobel văn chương 1968) - Ảnh: L.ĐIỀN

Về tứ truyện, có thể gọi tên là ám ảnh thanh xuân, bởi ở đây, nó xuất hiện nơi một người già, câu chuyện khởi từ những ám ảnh về một thời thanh xuân để rồi từ đó lại dính dáng với những mỹ nữ thanh xuân đầy ám ảnh...

Ông lão Eguchi 67 tuổi được giới thiệu một dịch vụ lạ lẫm: nằm chung chăn với một cô gái khỏa thân ngủ say đến mức không biết gì xung quanh. 

Cô gái không có khả năng thức dậy trước 9h sáng hôm sau, và điều kiện của dịch vụ này là chỉ tiếp nhận những "khách hàng vô hại" - tức những ông già chỉ còn mỗi ước muốn được nằm chung chăn với một cô gái bằng xương bằng thịt.

Điểm độc đáo của Kawabata không chỉ là giới thiệu một loại hình dịch vụ đáp-ứng-tình-dục có một không hai, mà Kawabata còn chứng tỏ mức độ am hiểu sâu sắc tâm lý và diễn biến tâm lý con người ở những góc khuất đặc biệt nhất.

Truyện cấu tứ giản đơn trên bối cảnh tưởng chừng không thể giản lược hơn: Ông già nằm chung chăn với một cô gái trẻ ngủ say như chết. Vậy mà ông khách hàng Eguchi trở lại những bốn lần. 

Điều gì đã quyến rũ ông? Hơn hết thảy, mỗi một lần trở lại ngôi nhà ấy, nghe những lời quy định giống như cũ, uống ly trà giống như cũ, bước vào căn phòng cũ, và chui vào chăn với một cô gái không chắc là cô cũ, lão Eguchi như bước vào một kỳ tự vấn về nỗi ám ảnh thanh xuân của mình. 

Việc bố trí cô gái còn trinh nhưng chỉ khác cái xác chết ở chỗ cô ta còn thở, trở mình và thỉnh thoảng nói mớ... sẽ mang lại những cảm xúc gì cho vị khách ngủ cùng? Có ông lão nào nhận thấy đây là điều khinh miệt và sỉ nhục?

Một lần nữa, Kawabata cao cả khi dấn vào tình huống con người được sử dụng phục vụ con người. Những mỹ nữ kia là ai, có thật họ ngủ say như chết không? Đến một người lõi đời như lão Eguchi mà vẫn không xác quyết được điều ấy. 

Quan trọng hơn, tại sao lại có loại "quỹ con người" dùng để đáp ứng một phân khúc rất hẹp về nhu cầu dục vọng của tuổi chớm già? Sáng kiến này dù của ai cũng liệu có thể nhân danh bởi điều gì đó để được cảm thông chăng?

Bối cảnh câu chuyện giản đơn, nhưng nội tâm của nhân vật lại trùng trùng rắc rối. Ngay cả khi hay tin có một khách hàng đã đột tử trong đêm khi đang sử dụng dịch vụ "người đẹp say ngủ", lão Eguchi vẫn trở lại nơi chốn ấy. 

Và chính vào lần ấy, cái chết bất ngờ đến với một trong hai cô gái cùng ngủ chung với Eguchi. Mạch truyện của Kawabata đến đây bỗng tỏa ra một tầng hương vị khác. 

Những cô gái chấp nhận bị gây mê gần như chết ấy có cảm nhận được rủi ro trong nghề nghiệp của mình không? 

Sâu xa hơn, việc người ta đổi cả mạng mình để tìm lại cảm giác thanh xuân do một nỗi ám ảnh, và việc người ta dùng tuổi thanh xuân của mình đổi lấy thu nhập từ những ám ảnh kia có khi đồng nghĩa với đổi cả mạng sống của mình, là vì sao vậy?

Nhưng có phải nhân loại vẫn luôn còn những khoảng thẳm sâu đầy bí ẩn vậy không? Nếu không, tại sao lại có lời khuyên hãy đi tận cùng của thế giới văn chương, sẽ bắt gặp nhân loại nơi ấy?

TTO - Chỉ mới xuất hiện gần đây nhưng 'Thách thức 7 ngày 7 cuốn sách và 7 người bạn' đang lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội Facebook.

LAM ĐIỀN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp