10/12/2020 16:06 GMT+7

Ai sẽ chịu thuế VAT: Khách hàng? Tài xế hay Grab?

ÁNH HỒNG
ÁNH HỒNG

TTO - Hai cuốc xe đều với khoảng cách dưới 2km trước, nhưng trước ngày 5-12 tài xế Grab nhận được thu nhập 9.600 đồng, còn sau ngày 5-12 chỉ nhận được có 8.727 đồng vì thuế tăng? Vậy ai chịu mức thuế này? Khách hàng? Tài xế hay Grab?

Ai sẽ chịu thuế VAT: Khách hàng? Tài xế hay Grab? - Ảnh 1.

Tài xế Đào Thành Công nêu thắc mắc tại buổi đối thoại - Ảnh: TRƯƠNG KIÊN

Sẽ kiến nghị đến khi nào đạt được kết quả

Sau nhiều ngày “căng thẳng”, chiều 10-12 Grab Việt Nam đã có buổi đối thoại đầu tiên với các tài xế về việc tăng thuế GTGT, dẫn đến làn sóng phản đối của tài xế trong những ngày qua.

Bà Nguyễn Thái Hải Vân, tổng giám đốc Grab Việt Nam, giải thích lý do chưa thể giải gặp để giải toả những bức xúc và ức chế tài xế ngay mà phải đợi đến ngày hôm nay, vì lúc đó "Grab đang ở thế rất khó" do chưa có buổi làm việc chính thức với cơ quan chức năng. 

Bà Vân cũng nói "rất tiếc" vì lẽ ra mùa này đang là cao điểm kinh doanh nhưng lại xảy ra việc điều chỉnh thuế, dẫn đến tài xế bức xúc bỏ việc kinh doanh và nhiều bên phải ngồi lại trong buổi gặp gỡ này.

Bà Vân cho rằng quan điểm của Grab là Nghị định 126 "có nhiều điểm không phù hợp" vì cơ quan thuế đã dùng chính sách thuế áp cho mô hình taxi truyền thống để áp lên mô hình hợp tác kinh doanh, chia sẻ doanh thu của Grab, nguyên nhân dẫn đến tăng giá làm ảnh hưởng đến tài xế. 

Dẫn ra hai văn bản kiến nghị đã gửi lên Tổng cục Thuế và Văn phòng Chính phủ kiến nghị từ khi quy định này còn ở dạng dự thảo, Grab cho biết đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. 

"Kinh tế đang khó khăn, nghị định lại ra và có hiệu lực quá nhanh, áp vô thì không chỉ đối tác chịu thiệt mà khách hàng và doanh nghiệp cũng bị thiệt. Chúng tôi bức xúc vì rơi vào thế không làm gì để bảo vệ được anh em tài xế, nhưng chúng tôi đã đang và sẽ kiến nghị không ngừng nghỉ để nhận được hướng dẫn phù hợp với mô hình kinh tế chia sẻ đến khi nào đạt được kết quả thì thôi", bà Vân nói.

Ai sẽ chịu thuế VAT: Khách hàng? Tài xế hay Grab? - Ảnh 2.

Tài xế Huỳnh Tiến Hải nêu bức xúc về giá cước - Ảnh; TRƯƠNG KIÊN

Ai chịu mức thuế vừa tăng này?

Tại buổi đối thoại, tài xế Đào Thành Công dẫn ra hai cuốc xe đều với khoảng cách dưới 2km trước và sau ngày 5-12 - tức ngày Nghị định 126 có hiệu lực, nhưng trước ngày 5-12 tài xế nhận được thu nhập 9.600 đồng, còn sau ngày 5-12 chỉ nhận được có 8.727 đồng. 

Như vậy có nghĩa là tài xế cũng bị ảnh hưởng, nhưng vì sao Grab giải thích là thuế GTGT đánh vào người tiêu dùng cuối cùng là khách hàng và khách hàng chịu thuế này?

Ông Công cũng dẫn trả lời lãnh đạo Tổng cục Thuế, trong đó khẳng định trách nhiệm kê khai và nộp thuế VAT là của Grab chứ không phải tài xế. 

"Trước đây tài xế trả 3% trên doanh thu còn hiện nay trách nhiệm kê khai nộp thuế chuyển sang Grab, vậy nghĩa là nghĩa vụ thuế của chúng tôi sẽ được giảm nhẹ chứ sao chúng tôi bị tăng mức chiết khấu và doanh thu giảm?"

Về vấn đề này, bà Hoàng Thị Bích Hà, giám đốc phát triển và kiểm soát chất lượng đối tác Grab VN, giải thích rằng mức thuế VAT từ trước đến nay không thay đổi, vẫn là 10% trên 20% doanh thu được chia sẻ. Còn 80% trên doanh thu của tài xế trước nay chịu thuế 3% giờ tăng lên 10%, như vậy có nghĩa là thuế VAT tăng và phần này chuyển sang giá cước để giảm thiệt hại cho tài xế. 

"Grab làm theo luật chứ không theo phát biểu trên báo, Grab không thể nộp hết 10% thuế trên toàn bộ 100% doanh thu vì khi đó thuế VAT mà Grab nộp không còn là 10% nữa mà là 50% trên doanh thu", bà Hoàng Thị Bích Hà nói.

Tuy nhiên, trước các chất vấn của tài xế về việc bị giảm thu nhập trên mỗi cuốc xe, bà Hoàng Thị Bích Hà nói xét về lý thuyết thì việc tăng thuế VAT sẽ tính toàn vào khách hàng, nhưng Grab phải cân bằng cán cân lợi ích giữa các bên là đối tác tài xế - khách hàng - công ty thì mới cạnh tranh được, do vậy trên thực tế tài xế cũng bị giảm doanh thu từ 1-2% tính trên toàn bộ cuốc xe trong ngày. Về phía công ty cũng tăng các chương trình khuyến mãi để tăng nhu cầu người dùng.

Trước bức xúc của tài xế, phía Grab cũng đặt ra câu hỏi "vậy số tiền tăng thuế này đi về đâu" rồi tự trả lời rằng toàn bộ số tiền thuế này được Grab nộp vào ngân sách nhà nước và nếu sau này khi có bất kỳ thay đổi về chính sách này thì dẫn đến giảm số thuế phải nộp thì Grab sẽ hoàn lại đầy đủ.

Grab có quyền tăng giá cước và chiết khấu nhưng không được đổ lỗi cho chính sách Grab có quyền tăng giá cước và chiết khấu nhưng không được đổ lỗi cho chính sách

TTO - Đó là ý kiến của bà Tạ Thị Phương Lan - phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh, cá nhân Tổng cục Thuế - với Tuổi Trẻ Online chiều 9-12.

ÁNH HỒNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp