02/05/2023 10:28 GMT+7

AI là 'vũ khí bí mật' ngăn đại dịch toàn cầu tiếp theo?

Mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới được nói có thể dự đoán các 'điểm nóng' vi rút mới nổi cần theo dõi, để tránh bùng phát một đại dịch như COVID-19.

AI là vũ khí bí mật ngăn đại dịch toàn cầu tiếp theo? - Ảnh 1.

Trí tuệ nhân tạo giúp các nhà nghiên cứu vi rút ngăn chặn đại dịch từ sớm - Ảnh: NEW ATLAS

Mô hình trên do các nhà khoa học Đại học Montréal (Canada) xây dựng. Theo trang tin New Atlas, thuật toán của các nhà nghiên cứu đã mất ba năm và 10.000 giờ tính toán để có thể xác định 80.000 tương tác tiềm ẩn mới giữa vi rút đại dịch mới và vật chủ, cũng như nơi chúng có thể xuất hiện nhất trên thế giới.

Timothée Poisot, giáo sư tại khoa khoa học sinh học của Đại học Montreal, cho biết: “Chúng tôi đã thực hiện dự án này từ những tháng đầu năm 2020, trước khi đại dịch bùng phát".

Thông qua học máy, thay vì tạo liên kết dữ liệu theo cách thủ công, thuật toán có thể đánh giá hàng nghìn loài động vật có vú và hàng nghìn loại vi rút gây đại dịch và tìm ra tất cả các kết hợp khả thi.

Nhóm đã sử dụng bộ dữ liệu mở lớn nhất Clover, mô tả 5.494 tương tác giữa 829 vi rút và 1.081 vật chủ là động vật có vú, phần lớn trong số đó tập trung vào động vật hoang dã, cũng như một số bộ dữ liệu khác.

Sau đó, các nhà nghiên cứu tập trung vào 20 loại vi rút được coi là đáng lo ngại và có khả năng lây sang người.

Ông Poisot cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận rất nhiều trong nhóm, vì ban đầu một số kết quả có vẻ lạ đối với chúng tôi”.

Nhóm của ông đã rất ngạc nhiên khi thấy vi rút Ectromelia, gây bệnh đậu mùa ở chuột, được xác định là một đối tượng cần theo dõi. “Chúng tôi đã hoài nghi, nhưng khi tìm kiếm tài liệu, chúng tôi phát hiện ra đã có trường hợp mắc bệnh ở người”, ông nói.

Các nhà nghiên cứu cũng có thể xác định chính xác các khu vực phát bệnh thông qua mô hình. Điều này có thể giúp các nhà khoa học theo đuổi nghiên cứu vắc xin và vi rút có mục tiêu hơn.

Mô hình của nhóm nghiên cứu đưa ra dự đoán về không gian, nhưng cũng chỉ ra cụ thể nhóm động vật có vú nào và vị trí mà một số loại vi rút nhất định có khả năng được tìm thấy.

Kết quả cho thấy hai "địa chỉ" được quan tâm cụ thể: lưu vực sông Amazon - nơi tương tác giữa vi rút và vật chủ có nhiều khả năng được nhìn thấy nhất, và châu Phi hạ Sahara - nơi thuật toán đã xác định các vật chủ mới có khả năng mang vi rút lây truyền từ động vật sang người.

Mặc dù mầm bệnh lây từ động vật sang người có thể ở nhiều dạng - vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút - nhưng tỉ lệ lưu hành của chúng dự kiến sẽ ngày càng phổ biến hơn.

Nhóm nghiên cứu hy vọng mô hình của họ không chỉ cung cấp các điểm khởi đầu mới cho nghiên cứu, mà còn cung cấp khả năng giám sát trong thế giới thực.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Patterns.

75% vi rút mới ở người có nguồn gốc từ động vật

Năm 2016, bốn năm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về các bệnh lây truyền từ động vật sang người, xác định chúng là một vấn đề mới nổi đang được toàn cầu quan tâm.

Hiện nay, theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng một tỉ trường hợp mắc bệnh và hàng triệu ca tử vong mỗi năm là kết quả của bệnh lây từ động vật sang người. Và trong số 30 loại vi rút mới ở người đã được xác định trong ba thập kỷ qua, 75% có nguồn gốc từ các động vật.

Ông Biden: Ông Biden: 'Đại dịch COVID-19 đã kết thúc'

TTO - Xuất hiện trên Đài CBS, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông tin rằng đại dịch COVID-19 đã kết thúc, nhưng thừa nhận Mỹ vẫn còn "vấn đề" với dịch bệnh này, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 1 triệu người Mỹ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp