Học sinh ở huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đi học về - Ảnh: T.T.D.
Tôi đang sống ở một tỉnh Tây Nguyên, đất rộng người thưa và quãng đường từ nhà đến trường của học sinh tiểu học, trung học cơ sở đôi khi là cả chục cây số.
Cha mẹ các em đa phần là những người nông dân đầu tắt mặt tối, quanh năm cắm cúi vào nương rẫy, không có điều kiện để đưa đón con đến trường.
Trẻ em, cứ đứa lớn lo cho đứa bé. Nếu ở nơi có tuyến xe buýt chạy qua, trẻ có thể đi xe buýt, còn thì đa số vẫn tự đạp xe đi học.
Nhiều trường lại nằm ngay đường quốc lộ đông xe khách và xe tải. Cứ nhìn cái cảnh sáng, trưa, chiều từng đoàn xe đạp học sinh đi chung một đường với xe ôtô lớn mà trong đó có nhiều em tay lái chưa vững, thỉnh thoảng lại lóng ngóng lạc tay lái khiến nhiều người lớn phải rùng mình.
Rồi có nhóm còn dàn hàng hai, hàng ba vừa đi vừa chọc ghẹo nhau hay chạy đuổi nhau…
Một lần tôi từ Đắk Lắk sang Đắk Nông bằng xe buýt lúc cuối giờ chiều. Xe ngang qua một trường tiểu học, hơn năm học sinh đeo khăn quàng đỏ ríu rít bước lên xe rồi cùng ngồi vào hàng ghế cuối cùng của xe.
Các em học lớp 3, 4 nhưng nhỏ bé như học sinh lớp 2, vừa nói chuyện vừa đùa nghịch ở hàng ghế cao nhất của chiếc xe buýt lớn, mỗi khi xe dừng hoặc phanh là nhiều người lớn ngồi gần lại lo lắng, bác tài luôn phải nhắc nhóm trẻ: "Ngồi cẩn thận, coi chừng té!".
Trẻ xuống xe, bác tài cho biết các em còn phải lội bộ rất xa mới đến nhà. Dù sao thì đi xe buýt còn hơn xe đạp nhiều.
Đầy bất an khi trẻ nhỏ tự đi xe đạp trên đường lớn. Xe ôtô đưa đón được xem là tiện nghi và nhất nhưng vẫn chưa có quy chuẩn nào về các loại xe đưa đón trẻ đến trường.
Chuyện an toàn cho con đường đến trường của các em thật sự chưa được quan tâm đúng mức.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận