19/05/2007 02:02 GMT+7

Ai được chứng kiến việc kiểm phiếu?

LÊ ANH ĐỦ thực hiện
LÊ ANH ĐỦ thực hiện

TT - Ông Châu Minh Tỷ, giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, ủy viên - thư ký Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội TP.HCM, giải đáp những câu hỏi trên và các nội dung khác xung quanh ngày bầu cử 20-5.

2akt2jU6.jpgPhóng to
Ông Châu Minh Tỷ
TT - Ông Châu Minh Tỷ, giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, ủy viên - thư ký Ủy ban bầu cử đại biểu Quốc hội TP.HCM, giải đáp những câu hỏi trên và các nội dung khác xung quanh ngày bầu cử 20-5.

- Theo qui định, việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Trước khi mở hòm phiếu, tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu không sử dụng và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu. Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí cũng được chứng kiến việc kiểm phiếu.

* Cử tri có được đi bầu thay, bầu giúp người bị ốm đau, bệnh tật không, thưa ông?

- Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu bổ sung đại biểu HĐND (nếu có). Cử tri phải tự mình đi bầu, không được bầu bằng cách gửi thư. Trường hợp cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu. Người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Nếu cử tri bị khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, bị khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được, tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.

* Xin ông cho biết cách xác định người trúng cử?

- Trong số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu, người ứng cử được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn là người trúng cử.

* Nếu có nhiều người được số phiếu bằng nhau?

- Theo luật, trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.

* Trường hợp nào phải bầu cử thêm, bầu cử lại, thưa ông?

- Trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử chưa đủ số đại biểu được bầu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ấn định cho đơn vị bầu cử thì có thể phải bầu cử thêm ở đơn vị bầu cử đó. Thời gian bầu thêm chậm nhất là 20 ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên, cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu nhưng không trúng cử. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số đại biểu theo qui định thì không tổ chức bầu cử thêm lần thứ hai.

Ở mỗi đơn vị bầu cử, nếu số cử tri đi bỏ phiếu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri thì tổ chức bầu lại, chậm nhất là 15 ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên và cử tri cũng chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu. Nếu bầu cử lại mà số cử tri đi bầu vẫn chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách thì không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.

Cần lưu ý việc bầu cử thêm và bầu cử lại đều do hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.

LÊ ANH ĐỦ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp