20/08/2007 11:11 GMT+7

Ai "điều khiển" thị trường chứng khoán Việt Nam ?

Theo NGỌC MINH - Thanh Niên
Theo NGỌC MINH - Thanh Niên

Chỉ số chứng khoán ở Sở Giao dịch TP.HCM (VN-Index) ngày 17-8 tiếp tục giảm, đã "xuyên thủng" ngưỡng nhạy cảm 900 điểm xuống còn 887,93 điểm, gần chạm với đáy 883,9 điểm ngày 6-8.

U6ovIt49.jpgPhóng to
Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ
Chỉ số chứng khoán ở Sở Giao dịch TP.HCM (VN-Index) ngày 17-8 tiếp tục giảm, đã "xuyên thủng" ngưỡng nhạy cảm 900 điểm xuống còn 887,93 điểm, gần chạm với đáy 883,9 điểm ngày 6-8.

Ở Trung tâm Giao dịch Hà Nội, HASTC-Index ngày 17-8 cũng tiếp tục giảm xuống còn 249,4 điểm - mức đáy mới. So với phiên ngày 11-1 (VN- Index đạt 885,43 điểm), người chơi chứng khoán còn có lãi một chút, nhưng nếu so với đỉnh điểm ngày 12-3 (1.171 điểm), VN-Index đã giảm tới 24,2% - tức là giảm gần 1/4 (đó là chỉ số bình quân chung, còn đối với một số mã chứng khoán, tỷ lệ sút giảm còn cao hơn nhiều).

So với đỉnh điểm HASTC-Index ngày 17-8 còn giảm nhiều hơn, lên tới 45,8%! Yếu tố quyết định sự lên xuống theo "hình răng cưa" và đang "đao xuống" hiện nay là do cung trên thị trường chứng khoán tăng cao, còn cầu chứng khoán lại tăng chậm hơn, thậm chí còn bị giảm. Nhưng cái gì đã tác động đến sự biến đổi quan hệ cung - cầu này và từ đó có thể thấy được ai điều khiển thị trường chứng khoán hiện nay? Hãy xét qua các chủ thể trực tiếp trên thị trường chứng khoán.

Một chủ thể rất quan trọng trên thị trường chứng khoán là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Các nhà đầu tư này có một số đặc điểm nổi bật. Nhỏ lẻ là xét theo mức vốn của từng nhà đầu tư, nhưng nếu xét tổng số thì tổng lượng vốn của họ không nhỏ chút nào, bởi tới trên 70% tổng số tài khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán là tài khoản cá nhân.

Một đặc điểm nổi bật của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ là đầu tư theo phong trào và phương thức đầu tư của phần đông trong số này là khi chỉ số giá chứng khoán tăng thì ào ào mua vào, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải "kinh ngạc"; khi chỉ số chứng khoán xuống thì lại có phong trào "bán tháo" để cắt lỗ.

Một đặc điểm khác là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ có nguồn vốn rất hạn hẹp, phần lớn là cầm cố tài sản, vay ngân hàng, khi ngân hàng "khóa" khoản cầm cố thì tiềm lực vốn quá yếu kém của nhà đầu tư trong nước bộc lộ ra.

Nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển từ "kinh ngạc" sang hết "kinh ngạc"- quyền lực trên thị trường đã chuyển sang các nhà đầu tư nước ngoài! Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, ngay ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển nhất, bên cạnh các tập đoàn, các nhà tư bản khổng lồ, thì vẫn còn các nhà tư bản nhỏ, các nhà sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ (các thợ thủ công, các tiểu nông, các nhà buôn bán nhỏ).

Trong thị trường chứng khoán cũng vậy, bên cạnh các "đại gia" có vốn lớn hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng cũng cần phải tồn tại những nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ, nếu không các "đại gia" chơi với ai?

Cũng vì vậy, chỉ số giá chứng khoán biến động theo hình "răng cưa": đẩy giá giảm xuống để các nhà đầu tư nhỏ lẻ bán ra (và các "đại gia" mua vào) và khi các đại gia đẩy mạnh mua vào thì giá sẽ tăng, có tác động kéo các nhà đầu tư nhỏ lẻ thấy tăng mà trở lại thị trường (bằng cách dừng bán ra hoặc mua vào trở lại).

Một chủ thể khác là các công ty niêm yết. Các công ty niêm yết có hai động thái tác động đến thị trường. Hầu hết các công ty niêm yết đã phát hành cổ phiếu tăng vốn hay trả cổ tức bằng cổ phiếu với khối lượng lớn. Động thái thứ hai là cổ phiếu thưởng.

Việc đầu tư vào những cổ phiếu được xem là thưởng này đã làm tăng cung và khi lượng cổ phiếu tăng lên thì thị giá của cổ phiếu sẽ giảm xuống, hậu quả tất yếu của quan hệ cung - cầu. Có chuyên gia đã dùng đến cụm từ "Tự ta hại ta".

Một chủ thể ngày một chiếm vị trí cao trong thị trường chứng khoán Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các cổ phiếu còn hấp dẫn thì nhà đầu tư nước ngoài đã gần như hết ROM.

Đích nhắm tới của họ là các đợt IPO của các công ty "đại gia" vừa có vốn lớn, có thương hiệu mạnh, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, trong khi các đợt IPO lại giãn tiến độ, nên với lượng vốn lớn và các nhà đầu tư khi nhận ra tiềm lực vốn hạn hẹp của các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn của mình.

Một cuộc ép giá từ nhà đầu tư nước ngoài đang diễn ra trên thị trường: họ tăng mua thì thị trường tăng giá trị giao dịch và giá chứng khoán tăng, hoặc ngược lại, họ giảm mua thì thị trường giảm giá trị giao dịch và chỉ số giá chứng khoán sẽ xuống! Nhà đầu tư nước ngoài gần như đã trở thành người điều khiển giá trên thị trường chứng khoán hiện nay.

Theo NGỌC MINH - Thanh Niên
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp