22/01/2025 20:59 GMT+7

Ai còn nhớ nước mắm Sa Châu, tơ Cổ Chất, phỗng đất làng Hồ?

Các bạn gen Z trả lời câu hỏi đó qua hành trình vi vu khám phá văn hóa Việt Nam trong dự án dài hơi có tên Nét Việt Nam, kéo dài trong 5 năm (từ nay tới 2030).

Ai còn nhớ nước mắm Sa Châu, ươm tơ Cổ Chất, phỗng đất làng Hồ? - Ảnh 1.

Gặp gỡ báo chí công bố dự án Nét Việt Nam - Ảnh: Đ.DUNG

Dự án Nét Việt Nam vừa có buổi gặp gỡ báo chí và công bố series mở đầu Gen Z về làng ngày 22-1 tại Hà Nội.

Khám phá Việt Nam từ Bắc chí Nam

Nét Việt Nam tập trung vào việc ghi hình và phát sóng các video trên kênh YouTube, ghi lại hành trình theo chân các bạn gen Z khám phá những giá trị văn hóa truyền thống trên khắp cả nước.

Dự án gồm 3 series. Trong đó series 1 - Gen Z về làng có hàng trăm video tái hiện các làng nghề truyền thống đang mai một. 

Chẳng hạn phỗng đất làng Hồ, làng ươm tơ Cổ Chất, nước mắm Sa Châu

Thông qua kho video, dự án như một "bảo tàng sống" ghi lại tinh hoa văn hóa làng nghề từ khắp các vùng miền trên dải đất hình chữ S.

Series 2 - Gen Z cùng hương vị Việt hướng đến tìm hiểu lịch sử ẩm thực Việt và sự khác biệt qua từng vùng miền. 

Các tập phim không chỉ tái hiện quy trình chế biến mà còn truyền tải câu chuyện văn hóa đằng sau từng món ăn qua lăng kính sáng tạo của gen Z.

Còn series 3 - Gen Z cùng di sản Việt tập trung khám phá nghệ thuật dân gian, từ âm nhạc truyền thống, múa dân gian đến các loại hình sân khấu cổ như chèo, tuồng.

Chị Phạm Thị Hạnh Chi - nhà sáng lập Bumblebee Agency, đơn vị sản xuất thực hiện - phát biểu đây là những điều chị ấp ủ từ hàng chục năm qua, nay mới có cơ hội để làm.

Chính những câu hát ru của mẹ, cà muối, rau muống chấm tương... nuôi dưỡng chị suốt thời thơ ấu, trở thành lý do lớn nhất giục giã chị bắt tay vào làm dự án về văn hóa này.

Ai còn nhớ nước mắm Sa Châu, tơ Cổ Chất, phỗng đất làng Hồ? - Ảnh 5.

Series 1 - Gen Z về làng có hàng trăm video tái hiện các làng nghề truyền thống đang mai một - Ảnh: BTC

Toàn bộ video của dự án sẽ được phát hành miễn phí trên các nền tảng số, trên ba ngôn ngữ (tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung) nhằm lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong văn hóa và lịch sử dân tộc.

Ngoài ra, cũng sẽ có các hoạt động trải nghiệm khác như lễ hội, workshop, hội chợ…

TikToker Giao Cùn đồng hành vì quá yêu văn hóa Việt

TikToker Giao Cùn, người từng góp phần đưa bộ phim Đào, phở và piano lên xu hướng trên mạng xã hội năm ngoái, sẽ đồng hành cùng dự án Nét Việt Nam với vai trò đại sứ truyền thông vì "quá yêu văn hóa, lịch sử Việt Nam".

Ai còn nhớ nước mắm Sa Châu, tơ Cổ Chất, phỗng đất làng Hồ? - Ảnh 6.

TikToker Giao Cùn là đại sứ truyền thông của Nét Việt Nam - Ảnh: BTC

Hiện giới trẻ dễ bị thu hút bởi những nội dung giải trí/phim ngắn, nhanh. Nét Việt Nam - một dự án thuần văn hóa - phải làm gì để "giành" lại đối tượng này?

Đỗ Ngô Khánh Linh, một trong những thành viên ê kíp, cho rằng ngoài chuộng những hình thức giải trí ngắn/nhanh, nhiều bạn trẻ cũng quan tâm tới văn hóa và lịch sử dân tộc.

Nét Việt Nam không chỉ đơn thuần kết nối các bạn trẻ gen Z với di sản văn hóa, mà còn bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thông qua góc nhìn của chính thế hệ này.

"Năm qua, dư luận chứng kiến sự trỗi dậy của các chương trình giải trí liên quan tới văn hóa truyền thống. 

Các chương trình này nhận được sự quan tâm rất lớn từ thế hệ trẻ, đó là một minh chứng rõ ràng nhất".

Khánh Linh nói Nét Việt Nam "không nằm ngoài xu hướng đó, chúng tôi muốn truyền cảm hứng cho giới trẻ tìm hiểu, yêu thích và tự hào về lịch sử, văn hóa Việt Nam để nó thành một làn sóng".

Ai còn nhớ nước mắm Sa Châu, ươm tơ Cổ Chất, phỗng đất làng Hồ? - Ảnh 7.Gen Z và chuyện Lạc Long Quân trở về

Lạc Long Quân trở về là tên một tác phẩm đèn lồng của đội Sắc màu Thành Tuyên đang trưng bày tại lễ hội Ánh sáng phương Đông (Văn Giang, Hưng Yên), diễn ra tới hết ngày 16-3.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp