13/03/2015 06:00 GMT+7

Ai chữa lành cú sốc tâm lý cho nữ sinh bị đánh?

VÕ HƯƠNG – TRÀ MY
VÕ HƯƠNG – TRÀ MY

TTO - Hốt hoảng, đau đớn, ám ảnh, lo sợ... là những trạng thái nữ sinh bị đánh hội đồng đang gặp phải. Làm gì để giúp em vượt qua những sang chấn tâm lý?

Nhóm học sinh dùng ghế đánh em P. khi P. bị dồn vào góc tường - Ảnh cắt từ video clip

“Trong quá trình tham vấn, tôi gặp rất nhiều trường hợp các em bị bạo lực bởi chính bạn bè trong trường”, đó là nhận định của thạc sĩ (ThS) tâm lý Lê Thị Minh Hoa, người có nhiều năm kinh nghiệm làm chuyên gia trị liệu học đường ở các trường THCS, THPT.

Cần theo dõi tâm lý lâu dài với học sinh bị đánh

“Hình thức bạo lực nhẹ là cô lập, nói xấu, trấn lột, nặng hơn là bị đánh, gây tổn hại về mặt thể chất. Việc bị đánh sẽ gây nhiều tác động lên tâm lý của các em như chán nản, sợ hãi, không muốn đến trường, không tập trung học tập…”, ThS Lê Thị Minh Hoa nói.

>> ThS Lê Thị Minh Hoa 

“Ai sẽ là người giúp các em học sinh từng bị bạo hành vượt qua tâm lý sợ hãi, chán nản? Chúng ta đều nói rằng đó là nhà trường, gia đình và xã hội nhưng cụ thể làm gì thì vẫn còn mơ hồ”, ThS Lê Thị Minh Hoa đặt vấn đề.

TS Nguyễn Tùng Lâm, chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội, nhận định có hai việc cần phải làm ngay về mặt tâm lý đối với nữ sinh lớp 7 vừa bị đánh.

TS Nguyễn Tùng Lâm nói: “Một là để em học sinh này được tham gia, phân tích về quá trình em bị bắt nạt, để em nói lên được phần nào bức xúc của mình, từ đó em có thể thông cảm cho bạn những gì em còn băn khoăn.

Hai là phải kiểm tra xem em học sinh này có bị căng thẳng, trầm cảm… hay không. Nếu phát hiện có những dấu hiệu này thì các chuyên gia tâm lý cần giúp học sinh này vượt qua ngay”.

>> TS Nguyễn Tùng Lâm 

Về phía thầy cô giáo trong nhà trường, PGS.TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho rằng họ chính là những người đóng vai trò quan trọng trong việc “chữa lành” những tổn thương tâm lý của các em học sinh.

>> PGS.TS Huỳnh Văn Sơn 

Cảnh cao trào trong đoạn cuối của clip gây bức xúc: nam sinh Lâm Trần Bình T. cầm một chồng ghế nhựa ném vào đầu bạn nữ Nguyễn Thị Hồng P. - Ảnh cắt từ clip

“Những người giúp đỡ nữ sinh về tâm lý phải có chuyên môn và nên theo dõi một quá trình chứ không chỉ ngày một ngày hai”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói thêm.

>> TS Nguyễn Tùng Lâm 

ThS Lê Thị Minh Hoa chia sẻ: "Tôi nghĩ gia đình phải dạy con về cách ứng phó với bạo lực học đường, chẳng hạn thương lượng bằng lời nói ra sao để không bị đánh, khi bị đe dọa hoặc bị đánh thì phải mạnh dạn tâm sự với cha mẹ để cha mẹ cùng nhà trường tìm cách giải quyết triệt để vụ việc".

Bên cạnh đó, theo ThS Lê Thị Minh Hoa, các em cũng cần học cách tự bảo vệ mình trong những tình huống có thể gây ra tổn thương về tinh thần, thể chất như vậy.

>> ThS Lê Thị Minh Hoa 

Nên có chuyên gia tâm lý, trị liệu học đường

Thầy Trương Quang Ngọc, hiệu trưởng Trường THCS&THPT Lạc Hồng (TP.HCM), cho biết các trường nên có một tổ chuyên gia tâm lý để hỗ trợ các em học sinh.

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn nhận định các chuyên gia tâm lý được đào tạo bài bản sẽ hỗ trợ hiệu quả về mặt tâm lý cho các em học sinh. “Họ sẽ là những mắt xích, một chất keo rất quan trọng để kết nối hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội”, ông Sơn nói.

>> PGS.TS Huỳnh Văn Sơn 

Đồng tình về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng mỗi trường nên có giáo viên tâm lý, trị liệu học đường để hỗ trợ các vấn đề của học sinh như các nước đã áp dụng.

Trong một nghiên cứu về mô hình phát triển tư vấn học đường ở Việt Nam, TS Nguyễn Tùng Lâm đưa ra ví dụ tại Pháp, từ năm 1990, RASED (tức mạng lưới hỗ trợ chuyên biệt dành cho học sinh có khó khăn) là đơn vị chính phụ trách hoạt động trợ giúp tâm lý - giáo dục trong trường học ở Pháp.

TS Nguyễn Tùng Lâm - Ảnh: Nguyễn Khánh

Các hỗ trợ chuyên biệt do RASED đảm nhận thường chia làm ba hướng, trong đó có việc can thiệp tâm lý hướng tới phát hiện và phân tích các tình huống có vấn đề nảy sinh trong quá trình tương tác giữa học sinh với bạn bè, gia đình, giáo viên, nhà trường…

Hay như tại Mỹ, nhà tâm lý học đường không chỉ đánh giá hay trị liệu tâm lý mà còn phối hợp với giáo viên và phụ huynh để xây dựng, tập huấn cho học sinh, sinh viên các chiến lược hành vi thích hợp, các kỹ năng để ứng phó với mọi vấn đề trong cuộc sống.

“Các em cần có một nơi kín đáo, an toàn để nói lên tâm sự của mình vì thực tế cho thấy những trường hợp bị đánh trong lớp, trong trường, nếu các em nói ra mà không được giải quyết rốt ráo thì chính các em sẽ bị đánh nhiều hơn”, thầy Trương Quang Ngọc chia sẻ.

>> Thầy Trương Quang Ngọc 

Có cùng suy nghĩ này, chuyên gia tâm lý Minh Huệ (văn phòng tư vấn Tâm lý trẻ) cho rằng bên cạnh gia đình, nhà trường thì vẫn cần những chuyên gia tâm lý học đường có thể lắng nghe và thấu hiểu học sinh.

>> Chuyên gia tâm lý Minh Huệ

Một vấn đề khác, theo thầy Trương Quang Ngọc, là những chuyên gia tâm lý - trị liệu trong nhà trường phải tạo được lòng tin và khuyến khích các em trò chuyện với mình.

>> Thầy Trương Quang Ngọc 

Bên cạnh đó, thầy Ngọc cũng cho rằng người làm công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường phải là những người có chuyên môn, nếu chỉ là giáo viên dạy văn, giáo viên dạy giáo dục công dân kiêm nhiệm thì cũng rất khó để giải quyết các vấn đề của học sinh.

Theo TS Ngyễn Tùng Lâm, lực lượng làm tâm lý học đường ngoài chuyên nghiệp còn cần đội ngũ bán chuyên nghiệp.

Lực lượng bán chuyên ở Việt Nam chủ yếu trực tiếp làm công tác giáo dục đối với học sinh như giáo viên chủ nhiệm và các lực lượng tham gia quản lý học sinh (giám thị, cố vấn Đoàn, Đội, giáo viên thể dục, thẩm mỹ...).

Lực lượng này phải được trang bị kiến thức tâm lý học và giáo dục học một cách tương đối chuyên nghiệp, TS Nguyễn Tùng Lâm nhận định.

Ba giải pháp để giải quyết nạn bạo lực học đường

TS Nguyễn Tùng Lâm đưa ra ba giải pháp để giải quyết nạn bạo lực học đường: một là sự giáo dục hiệu quả, quan tâm sâu sát của gia đình; hai là phải làm rõ trách nhiệm và hoạt động của các tổ chức hỗ trợ trong nhà trường, tránh tình trạng tổ chức nào cũng có nhưng hiệu quả hoạt động không có; ba là sự tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình.

>> TS Nguyễn Tùng Lâm 

“Các trường phải dạy kỹ về giá trị sống, kỹ năng sống để giúp học sinh hiểu về giá trị của yêu thương, giá trị tôn trọng, giá trị khoan dung và có kỹ năng đàm phán, thuyết phục, giao tiếp…

Những điều này phải được dạy bằng quá trình trải nghiệm tình huống, phân tích và sáng tạo của chính các em học sinh. Qua đó góp phần xây dựng văn hóa học đường tốt hơn”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói.

VÕ HƯƠNG – TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp