30/12/2023 08:47 GMT+7

Ai cần cẩn trọng với món lẩu?

Kỳ nghỉ lễ, nhiều gia đình lựa chọn ăn những món lẩu nóng hổi để cùng nhau quây quần. Thế nhưng không phải ai cũng ăn lẩu đúng cách và có những người không nên ăn món ăn này.

Nhiều gia đình lựa chọn món lẩu để cùng quây quần trong ngày nghỉ lễ - Ảnh minh họa

Nhiều gia đình lựa chọn món lẩu để cùng quây quần trong ngày nghỉ lễ - Ảnh minh họa

Ăn chín, uống chín

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, lẩu vốn là món ăn được nhiều người yêu thích. Ngày nay, món lẩu được biến tấu với nhiều loại rau, thịt, cá, hải sản… tùy thuộc vào sở thích của mỗi gia đình.

Tuy nhiên, cần lưu ý quan trọng đó là ăn chín, uống chín. "Nhiều người cho rằng thịt bò, hải sản hay rau chỉ cần chần tái là có thể ăn được.

Nhưng việc không đun sôi sẽ không thể tiêu diệt được các ký sinh trùng bám trên thực phẩm, dẫn đến nhiễm ký sinh trùng giun, sán. Thậm chí, có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa, ngộ độc", PGS Thịnh cho hay.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng chia sẻ hiện nay nhiều người sử dụng đồ đông lạnh để nấu lẩu như các loại chả viên, sụn, bò…

Với những loại đồ đông lạnh, cần chú ý lựa chọn các sản phẩm rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng. Đồng thời, trước khi sử dụng cần rã đông để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

"Đặc biệt, nấm là loại thực phẩm được yêu thích khi ăn lẩu. Nhiều người khi ăn chỉ đưa vào nước lẩu trong 1- 2 phút, trong khi đó nấm cần 5 - 10 phút mới đảm bảo chín hoàn toàn. Vì vậy, cũng cần chú ý nhúng nấm đủ thời gian để các vi khuẩn không có lợi trên nấm được triệt tiêu", PGS Thịnh cho hay.

Ai không nên ăn lẩu?

Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, mặc dù lẩu là một món ăn dễ ăn, phù hợp với nhiều người nhưng một số người không nên ăn món ăn này.

Theo bác sĩ Thu, bà bầu, trẻ nhỏ, người đau dạ dày, người bị mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp nên cân nhắc khi ăn lẩu.

Bác sĩ Thu phân tích mặc dù món lẩu không gây hại cho bà bầu, tuy nhiên do thói quen nhiều người nhúng thức ăn qua loa, ăn thịt tái khi ăn lẩu dẫn đến nguy cơ nhiễm các bệnh về ký sinh trùng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai sức đề kháng yếu đi, việc nhiễm sán hay ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé.

Đối với trẻ nhỏ, đặc trưng do lẩu ăn nóng, nhiều gia vị cay vì vậy có thể gây bỏng niêm mạc trẻ.

"Đặc biệt, người bị mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp cần hạn chế những món nhúng lẩu như hải sản, nội tạng, thịt bò, nấm…

Đây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dồi dào purine, nhiều cholesterol, không phù hợp với những người bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp. Việc ăn nhiều sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng", bác sĩ Thu cảnh báo.

Không ăn lẩu quá 2 tiếng

Nhiều gia đình có thói quen ăn lẩu "lai rai" kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng - trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng người lớn, Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhiêu người có thói quen ngồi ăn lẩu kéo dài vài giờ đồng hồ, vừa ăn vừa nói chuyện sẽ khiến dạ dày, đường ruột liên tục làm việc dẫn đến rối loạn tiêu hóa.

"Vì vậy, để không gây hại cho tiêu hóa, không nên kéo dài bữa lẩu quá 2 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó cũng không nên ăn quá nhiều bữa liên tục, chỉ nên ăn lẩu khoảng 1-2 tuần một lần", bác sĩ Hưng khuyến cáo.

Chi cả tỉ đồng chỉ để ăn lẩuChi cả tỉ đồng chỉ để ăn lẩu

Trần đời chắc chỉ có cô gái này mê ăn lẩu đến mức chi cả tỉ đồng để ăn. Bái phục!

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp