Ắc quy chính là yếu tố khiến giá xe điện cao hơn xe xăng cùng phân khúc hiện tại - Ảnh: GM
Do xe điện mới chỉ đang trong giai đoạn "chớm nở", việc phải xử lý một lượng lớn ắc quy xe điện sau khi số xe trên kết thúc vòng đời ra sao vẫn chưa phải chuyện cấp bách với nhiều hãng xe. Dù vậy, trong tương lai 5, 10 năm tới, câu chuyện này sẽ rất khác khi lượng xe điện bán ra toàn cầu lên tới hàng triệu, thậm chí có thể là chục triệu xe mỗi năm.
Theo số liệu tham khảo từ Renault, ắc quy xe điện thuộc diện lithium-ion (loại phổ biến nhất hiện nay) có tuổi đời 10 - 15 năm. Sau giai đoạn trên, dung lượng lưu trữ của ắc quy điện chỉ còn khoảng 75% ban đầu - không đủ để phục vụ nhu cầu sử dụng lớn, thường xuyên như ôtô nhưng vẫn đủ tốt phục vụ nhiều hạng mục khác nhẹ nhàng hơn.
Ắc quy điện được sử dụng thử nghiệm để làm nguồn dự trữ cho các trạm sạc bền vững dùng cả điện thay thế như điện mặt trời thu được từ tấm năng lượng che nắng phía trên - Ảnh: Autocar
Lấy ví dụ, Audi đang thử nghiệm sử dụng ắc quy xe điện cũ (mà họ sử dụng để thử nghiệm suốt nhiều năm qua) làm ắc quy xe tuk tuk, hoặc làm nguồn lưu trữ giúp các trạm sạc của họ, hay rộng hơn là mạng lưới điện địa phương, luôn có nguồn công suất ổn định trong trường hợp xảy ra sự cố. Tại Nhật Bản, Nissan đang sử dụng ắc quy điện cũ để cung cấp điện năng cho đèn đường.
Một phương án giải quyết khác của ắc quy điện là tái chế. 100% các chất liệu sử dụng trong ắc quy điện có thể được tái chế, tuy nhiên một phần không nhỏ trong số chúng không có nhiều giá trị như phosphate hay sắt.
Ngược lại, số kim loại hiếm rất cần được tái sử dụng bởi chúng vừa đắt, vừa khó kiếm, ít nhất là trong tương lai gần. Hiện nhiều hãng xe đang tìm kiếm cách phát triển ắc quy xe điện không cần kim loại hiếm như cobalt nhưng đây không phải vấn đề dễ dàng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận