TTO - Arsene Wenger đã chia tay giấc mơ xây dựng một "siêu tập thể" bằng những cầu thủ trẻ cùng Arsenal. Nhưng cũng bằng đó thời gian của gần một phần tư thế kỷ, triết lý này đã hồi sinh cùng Ajax Amsterdam.

Đừng nói về "những đứa trẻ" của Ajax Amsterdam nữa vì truyền thông thế giới đã say đắm với họ rồi.

Khi Ajax đánh bại Juventus của Cristiano Ronaldo để bước vào bán kết Champions League mùa giải năm nay, tập thể trong tay HLV Erik ten Hag được tán dương tận mây xanh. Sẽ mất rất nhiều thời gian và đôi khi khiến khán giả nhàm chán nếu ngồi đó kể về Matthijs de Ligt, David Neres hay Frenkie de Jong.

À khoan đã, về Frenkie de Jong thì có chuyện để nói đấy.

Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 1.
Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 2.

Frenkie de Jong - một trong những cầu thủ nổi bật nhất của Ajax ở mùa bóng năm nay - Ảnh: GIVEMESPORTS

Là một trong số rất nhiều... de Jong mà bóng đá quốc tế chứng kiến vài năm nay. Nói vậy bởi Frenkie de Jong có thể được xem là sự khác biệt lớn nhất, là cái tên nổi trội nhất cả về tài năng, mức phí chuyển nhượng lẫn câu chuyện thú vị của cầu thủ này.

Ngày 22-8-2015, Ajax đã sở hữu Frenkie de Jong từ đội bóng có tên Jong Ajax bằng cách trả cho đội bóng này... 1 euro.

Tất cả mọi thứ Jong Ajax muốn khi "bán rẻ như cho" là phần tiền 10% nếu Ajax Amsterdam bán Frenkie cho ai đó. Lời to cho cả hai đội Ajax này vì Barcelona đã chốt hợp đồng mua Frenkie với giá tới 75 triệu euro!

Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 3.

Câu chuyện về 1 euro cho Frenkie có lẽ khiến các CĐV  Arsenal hẳn cảm thấy quen quen. Với 1 euro, Ajax có được cầu thủ sau này mang lại cho họ mức tiền cao gấp chục triệu lần. Với 1 bảng Anh (còn lớn hơn euro), HLV  Wenger của Arsenal đáng ra đã có thể sở hữu Luis Suarez.

Năm 2013, Arsenal trở thành đề tài bàn tán khi ra mức giá 40 triệu bảng lẻ 1 bảng để mua Suarez từ Liverpool. Ông Wenger tính toán đơn giản rằng mức phí phá vỡ hợp đồng tối đa cho Suarez ở Liverpool chỉ là 40 triệu bảng, thêm 1 bảng nữa là hợp lý quá còn gì.

Với 1 đồng, người ta có thể làm nên chuyện lớn. Nhưng cũng vì 1 đồng, người ta có thể hụt mất một siêu sao.

Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 4.
Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 5.

Các cầu thủ Ajax ăn mừng chiến thắng trước Juventus ở tứ kết - Ảnh: REUTERS

Thực ra Jong Ajax chẳng phải đội bóng nào xa lạ hay bí ẩn, mà chỉ là Ajax 2, tức đội hình dự bị của Ajax Amsterdam. Câu chuyện về 1 euro tượng trưng ấy được kể cũng nhằm nhấn mạnh triết lý dùng người của Ajax, một triết lý chưa bao giờ bị lung lay.

Gọi đó là lạm phát cũng được nhưng 75 triệu euro biến Frenkie trở thành cầu thủ đắt giá nhất Ajax từng bán đi. Nó trên cả những cầu thủ đẳng cấp thế giới như Wesley Sneijder (30,6 triệu USD) hay Luis Suarez (30 triệu USD).

Giá trị chuyển nhượng của Frenkie góp phần phản ánh thực tế rằng sau nhiều năm bị lãng quên, lò đào tạo cầu thủ trẻ của Ajax đã trở lại ánh đèn sân khấu quốc tế.

Cầu thủ sinh năm 1997 này đặt biệt "chỉ" là một trong rất nhiều ngôi sao trẻ Ajax đang được đánh giá rất cao và sẵn sàng cuốn gói rời khỏi Hà Lan sau mùa giải tuyệt đỉnh năm nay.

Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 6.

Trong một giai đoạn dài từ sau Suarez năm 2010, Ajax đã không sản sinh ra, hoặc không chắp cánh cho một danh thủ đẳng cấp quốc tế nào.

Cùng lắm, đáng kể lắm cũng là Christian Eriksen, nhà kiến tạo lối chơi hào hoa được bán cho Tottenham Hotspur ở Anh.

Sự nghiệp của Eriksen sẽ bước sang trang mới sau khi Spurs vừa chốt giá sẽ bán cầu thủ này trong mùa hè năm nay cho Real Madrid hoặc Manchester United hay một đội bóng nào đó lớn hơn.

Giai đoạn gần 10 năm qua cũng là lúc Ajax rơi vào thế tầm thường, trở thành sân sau của các đội bóng lớn nhất châu Âu. Đáng chú ý, từ năm 2014 tới nay Ajax thậm chí cũng không vô địch nổi ở Hà Lan.

Người ta có lý do để luôn nghĩ về sự liên quan giữa Ajax và... Arsenal của HLV Wenger. Trong nhiều năm liền, họ gần như mùa nào cũng xuất hiện một vài tên tuổi nổi trội trong đội hình, và theo đuổi triết lý đào tạo cầu thủ trẻ.

Nhưng các ngôi sao này lần lượt ra đi. Đội bóng không thể thành công với một tập thể gồm một vài cá nhân phải vừa đá vừa làm "công tác đào tạo đồng nghiệp" như vậy.

Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 7.

Nhưng Ajax, nếu xét kỹ họ không hề "bán máu". Họ cũng như Arsenal vài năm nay, đã kết hợp giữa việc mua cầu thủ đắt giá và mục tiêu sống còn là đào tạo lứa trẻ. Ở Ajax, ngoài những de Ligt, còn có Dusan Tadic hay Daley Blind – những cựu binh đầy kinh nghiệm tại Premier League (Giai ngoại hạng Anh).

Nhưng  chuyện kết hợp danh thủ với cầu thủ trẻ đâu có gì mới. Thậm chí nó còn xuất hiện ở những đội bóng giàu có như Real Madrid nếu bạn nhớ Zidanes y Pavones (Những Zidane và những Pavon) mà chủ tịch Florentino Perez đặt ra.

Vậy thì sự khác biệt ở đây nằm ở tầng lớp lãnh đạo. Ajax có thể suy tàn trong 20 năm, nhưng thế hệ những danh thủ thập niên 1990, 2000 đã quay lại và giúp đỡ đội bóng này.

Sau 4 năm liền không thể vô địch Hà Lan, dàn lãnh đạo Ajax buộc phải ngồi họp lại với nhau cho những điều chỉnh. Thách thức lớn nhất đặt ra là làm sao để thành công mà vẫn giữ nguyên triết lý đặt niềm tin vào lứa trẻ mà Ajax đã níu giữ và vật vã vì nó hai thập kỷ.

Marc Overmars có một ý tưởng. Cựu tiền vệ của Ajax, Arsenal và Barcelona này quyết định vạch ra một con đường rõ ràng và sòng phẳng với các lứa trẻ Ajax như sau: thành công ở Ajax trước đi, tiền bạc sẽ tới sau.

Nói cách khác, Ajax buộc phải thành công theo kiểu "lấy ngắn nuôi dài". Họ phải thực dụng hơn chứ không bám lấy triết lý hão huyền không còn phù hợp với thời đại nữa. Đó là lý do hàng chục triệu euro được ném ra cho những cầu thủ "mì ăn liền" như Blind hay Tadic.

Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 8.

Edwin van der Sar, một niềm tự hào của Ajax, giờ là CEO  nói thẳng đội bóng này chẳng sở hữu huyền thoại nào cả. Họ chỉ tạo ra huyền thoại mà thôi. Nghĩa là Ajax phải chấp nhận thực tế chẳng ai muốn gắn bó lâu dài và cầu thủ sẽ xem Ajax như bệ phóng cho quãng đường còn lại của sự nghiệp.

CNN dẫn lời van der Sar khẳng định rằng điểm cốt yếu cho những cầu thủ Ajax đi qua hệ thống đào tạo của CLB  là "hãy gửi trả lại một điều gì đó cho Ajax". Cụ thể, hãy "đoạt một danh hiệu, khiến sự hỗ trợ của đội bóng là niềm tự hào, và dĩ nhiên chúng ta đều biết bước đi tiếp theo (của cầu thủ) sẽ là một CLB  lớn".

Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 9.

Ajax đang hồi sinh mạnh mẽ từ đống tro tàn - Ảnh: REUTERS

Nói Ajax hồi sinh từ đống tro tàn cũng đúng. Nói Ajax hồi sinh nhờ đống tro tàn cũng chuẩn.

Trên thực tế, Ajax chưa bao giờ thay đổi triết lý của mình. Như Frank de Boer nói thì Ajax mạnh yếu cỡ nào cũng đá tổng lực như Johan Cruyff từng truyền đạt. Ajax mạnh yếu cỡ nào cũng sẽ luôn đá với "60 tới 70% cầu thủ trẻ trong đội hình một".

Với một cách tiếp cận quyết liệt như thế, Ajax ngày hôm nay đã... gặp may khi trắng tay 4 năm. Chính vì ẩn nấp sau sự tầm thường ấy, Ajax mới giữ lại hầu hết các cầu thủ sáng giá như ngày nay.

Sự khác biệt tới từ việc Ajax giờ nổi lên "một lứa" cầu thủ trẻ tài năng giống như mùa giải họ vô địch Champions League 1994-1995 thay vì để lộ một vài cầu thủ xuất chúng rồi phải bán đi mỗi năm.

Castilla của Real Madrid, La Masia của Barcelona hay hệ thống đào tạo trứ danh của Arsenal rồi cũng qua thời. Giờ là lúc người ta quay trở lại với mô hình của Ajax.

Tháng 11-2017, van der Sar đã đến Trung Quốc để công bố thỏa thuận hợp tác 5 năm với đội Guangzhou R&F (Quảng Châu R&F) nhằm phát triển cầu thủ trẻ trong một mô hình được quảng cáo sẽ là "học viện bóng đá trẻ tốt nhất Trung Quốc".

Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 11.
Ajax- triết lý ‘1 euro’ và sự hồi sinh vĩ đại - Ảnh 12.
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp