22/04/2023 16:43 GMT+7

Á hậu Thúy Vân: 'Tôi là sách nói của con'

Sáng 22-4, Thúy Vân làm diễn giả của tọa đàm 'Hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em' trong khuôn khổ Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2023.

Á hậu Thúy Vân: Tôi là sách nói của con - Ảnh 1.

Thúy Vân đến tọa đàm với tư cách diễn giả và đại sứ văn hóa đọc - Ảnh: THÁI THÁI

Tọa đàm Hình thành thói quen đọc sách cho trẻ em có sự góp mặt của các diễn giả như á hậu Thúy Vân, tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, tiến sĩ tâm lý Đào Lê Hòa An... 

Á hậu Thúy Vân cùng con đọc sách

Có con trai hơn 2 tuổi, Thúy Vân rất quan tâm đến việc cho con tiếp xúc với sách. Theo cô, để chọn sách phù hợp cần có nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất vẫn là lứa tuổi của con.

“Nhật Tôn (tên con trai Thúy Vân) chưa biết đọc, chính vì vậy những cuốn sách mà tôi chọn cho con là những quyển sách ba mẹ có thể đọc cho con em nghe. Tôi và chồng thực hiện việc đọc mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ”, người đẹp chia sẻ.

Thúy Vân cho biết những quyển sách có hình minh họa sinh động được con trai cô rất thích. “Có một cuốn đếm số từ 1 đến 10, mỗi số tượng trưng một loại quả. Mỗi lần mở sách ra là con tôi cúi xuống để ăn trái cây, dù trái đó ở trên sách. Đó là cách mà tôi tạo hứng thú đọc sách cho con mình”, á hậu kể.

Á hậu Thúy Vân: Tôi là sách nói của con - Ảnh 2.

Nhiều bạn học sinh mang trang phục đặc biệt đến tọa đàm - Ảnh: THÁI THÁI

Khi được hỏi về việc lựa chọn sách giấy hay sách nói, Thúy Vân “bật mí” hiện tại cô ưu tiên để con tiếp xúc với sách giấy. Bởi với trẻ em, trải nghiệm đọc sách truyền thống sẽ kích thích trí tưởng tượng rất nhiều. 

Còn sách nói, á hậu cho biết vì con trai còn nhỏ nên chưa thể áp dụng hình thức đọc sách này. Chia sẻ tại sự kiện, cô tự nhận mình là "sách nói của con", bởi hành động đọc cho con nghe cũng giống như việc bật sách nói.

Từ kinh nghiệm của bản thân, Thúy Vân khuyên phụ huynh không nên đưa ra quá nhiều quyết định trong việc đọc sách của con. Thay vào đó, hãy định hướng, chọn lọc, nếu thấy chưa phù hợp thì tìm cách khuyên nhủ chứ đừng thẳng thừng cấm đoán.

Theo á hậu, điều quan trọng nhất với văn hóa đọc trong gia đình là làm cho trẻ có được sự đam mê, yêu thích với sách. Thực hiện được điều đó, bản thân mỗi đứa trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng. 

Văn hóa đọc sẽ được nâng cao

Có cùng suy nghĩ với Thúy Vân, tiến sĩ Hòa An khuyến khích phụ huynh tạo cho trẻ niềm yêu thích đọc sách thông qua những hoạt động kể chuyện.

Trong chia sẻ của tiến sĩ, ông đã chứng kiến việc một số phụ huynh mua quyển sách về có làm lễ rước sách. Người con được trao quyển sách đó trong một không khí trang trọng, từ đó mà cảm thấy việc có quyển sách trong tay là điều rất quý giá.

Bên cạnh đó, tiến sĩ nói trong giai đoạn từ 3 - 6 tuổi là giai đoạn vàng trong việc phát triển ngôn ngữ. Vì vậy, việc phụ huynh tạo cho các bé thói quen lắng nghe những câu chuyện giúp ích rất nhiều cho việc phát triển về sau.

Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: THÁI THÁI

Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt phát biểu tại tọa đàm - Ảnh: THÁI THÁI

Nói về vai trò của gia đình và nhà trường, tiến sĩ Quách Thu Nguyệt phát biểu: “Năm 2019, chúng tôi làm một khảo sát trên 1.600 học sinh, sinh viên, phụ huynh và giáo viên.

Kết quả cho thấy ở lứa tuổi cấp 1 và cấp 2, đối tượng ảnh hưởng đến việc đọc sách của con trẻ là cha mẹ, ông bà.

Còn ở cấp 3, đối tượng ảnh hưởng đến việc đọc sách là thầy cô và bạn bè. Từ đó có thể thấy vai trò của gia đình và nhà trường là quan trọng nhất.

Chỉ khi nhận được sự quan tâm và nhìn nhận đúng đắn, văn hóa đọc sẽ được nâng cao, phát triển”.

Á hậu Thúy Vân muốn làm đại sứ văn hóa đọc trọn đờiÁ hậu Thúy Vân muốn làm đại sứ văn hóa đọc trọn đời

Tại buổi họp báo về Ngày Sách và văn hóa đọc năm 2023, á hậu Thúy Vân mong muốn được làm đại sứ văn hóa đọc trọn đời để lan tỏa giá trị của việc đọc sách.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp